Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?

bởi Hoàng Yến
Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?

Tinh giản biên chế là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc, và cũng luôn là vấn đề đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Vậy tinh giản biên chế là gì? Và chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề pháp luật này nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Chế độ tinh giản biên chế là gì?

Biên chế là thuật ngữ được đề cập nhiều đến trong các văn bản của cán bộ, công chức và viên chức như Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Đây là một trong những chế độ dành riêng cho đối tượng này.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP nêu rõ:

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, biên chế được định nghĩa là số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, trong các cơ quan, đơn vị của Nhà nước hay số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cấp thẩm quyền giao cho mỗi cơ quan, đơn vị này.

Song song với biên chế là thuật ngữ tinh giản biên chế hay còn gọi là giảm biên chế. Từ định nghĩa nêu trên, có thể hiểu giảm biên chế là việc giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm, hàng quý.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 108 quy định, tinh giản biên chế hay giảm biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc mà cơ quan không thể bố trí, sắp xếp cho người đó công tác khác. Đồng thời, người bị giảm biên chế cũng sẽ được hưởng chế độ theo quy định.

Chế độ tinh giản biên chế được áp dụng khi nào?

Giảm biên chế không phải là thuật ngữ được dùng trong các văn bản pháp luật mà là cách gọi khác của tinh giản biên chế. Và đây được hiểu là việc cắt giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức so với số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao theo kế hoạch khi đáp ứng các điều kiện:

  • Cơ quan, đơn vị, tổ chức có cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Cơ quan, đơn vị, tổ chức không thể bố trí công tác khác cho những người dối dư, không đáp ứng được công việc nêu trên.
  • Đối tượng bị tinh giản biên chế được chọn thông qua đánh giá, phân loại, xếp loại.
  • Đối tượng bị tinh giản biên chế được hưởng các chính sách, chế độ sẽ nêu ở phần sau của bài viết này.
Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?
Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?

Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?

Chính sách về hưu trước tuổi

Chính sách về hưu trước tuổi được quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương…

Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước

Chính chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên được quy định tại Điều 9 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 9. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước

1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng;

b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội…

Chính sách thôi việc

Chính sách thôi việc được quy định tại Điều 10 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội…”

Thực hiện chính sách tinh giản biên chế với cán bộ, công chức, viên chức đến hết 31.12.2030

Giảm biên chế với người đang giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ có phụ cấp thấp hơn hiện hưởng

Với đối tượng này thì sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ hoặc khi hết nhiệm kỳ bầu cử. Nếu thời hạn này còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Chế độ tinh giản biên chế mới nhất được quy định như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các dịch vụ như: xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhượng quyền thương mại, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, trích lục đăng ký kết hôn, tra cứu thông tin quy hoạch, công chứng ủy quyền tại nhà, hợp pháp hóa lãnh sự,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người bị tinh giản biên chế được hưởng chế độ nào?

Chính sách về hưu trước tuổi
Theo hướng dẫn tại Công văn 3538/BNV-TCBC ngày 28 tháng 7 năm 2022, đối tượng tinh giản biên chế hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP và Văn bản số 4126/BNV-BCBC. Theo đó, đối tượng tinh giản biên chế được hưởng chính sách về hưu trước tuổi tương ứng khi thuộc một trong 04 nhóm điều kiện tương ứng theo văn bản kèm theo, có thể tìm đọc thêm về công văn 3538/BNV

Tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế được tính như thế nào?

Tiền lương tháng để tính chế độ tinh giản biên chế thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Tiền lương tháng được tính bao gồm:
Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản.

Thời gian để tính chế độ tinh giản biên chế quy định như thế nào?

Thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng; trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh của đối tượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm