Xin chào Luật sư. Tôi có xây dựng hàng rào và bị Ủy ban nhân dân xã yêu cầu tháo dỡ nếu không sẽ bị xử phạt. Vậy luật sư cho tôi biết quy trình xử lý vi phạm xây dựng như thế nào? Nếu tôi cương quyết không phá dỡ theo yêu cầu thì tôi có bị xử phạt hay không? Do hiểu biết về pháp luật của tôi có giới hạn nên tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ từ phía luật sư. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Quy trình xử lý vi phạm xây dựng như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng
Nội dung tư vấn
Quy trình xử lý vi phạm xây dựng như thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm xây dựng
Cơ sở để đối chiếu, xử phạt đối với hành vi “xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt” theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP là quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Trường hợp tại thời điểm kiểm tra nếu công trình xây dựng vi phạm nhiều loại quy hoạch xây dựng khác nhau, người có thẩm quyền căn cứ, đối chiếu loại quy hoạch xây dựng có thể xác định đúng và đầy đủ vi phạm để xử lý triệt để vi phạm theo quy định.
Mức phạt khi xây nhà vi phạm quy hoạch được quy định tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:
- Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập).
- Từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 160 – 180 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, khi bị phát hiện và lập biên bản sẽ phải dừng thi công, nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
- Phạt tiền từ 400 – 500 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Buộc phải phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Chủ đầu tư, bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mà vi phạm trật tự xây dựng trong nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” công trình xây dựng vi phạm như được điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với hành vi xây dựng không đúng nội dung giấy phép (sai phép, trái phép), xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép (xây dựng không phép),,…
Tuy nhiên, riêng đối với hành vi xây dựng vi phạm quy hoạch sẽ không được “hợp thức hóa” để công trình xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ nói riêng được phép tồn tại. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân vi phạm phải phá dỡ nhà ở, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Nội dung này đã được quy định rõ tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”.
Việc buộc phải phá dỡ nhà ở nếu xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy định hợp lý và dễ hiểu. Bởi lẽ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, nếu cho “hợp thức hóa” thì sẽ phải điều chỉnh quy hoạch (không thể vì một công trình của người dân mà điều chỉnh quy hoạch của địa phương), đồng thời nếu cho hợp thức hóa sẽ rất nhiều trường hợp vi phạm dẫn tới phá vỡ quy hoạch.
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” để nhà ở được phép tồn tại như xây dựng không phép, trái phép thì bản chất là chỉ cần xin giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp và bảo đảm phù hợp với quy hoạch sẽ được tồn tại và không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác.
Xử lý vi phạm hành chính nếu tiếp tục tái phạm
Căn cứ theo khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Từ 140 – 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 950 triệu đồng – 01 tỷ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Như vậy, xây nhà vi phạm quy hoạch sẽ buộc phải phá dỡ bên cạnh việc bị phạt tiền mà không được “hợp thức hóa” để tồn tại như xây dựng không phép, sai phép, trái phép. Do đó, khi xây dựng người dân cần phải biết khu vực không được xây dựng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về Quy trình xử lý vi phạm xây dựng như thế nào? Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giá đất đền bù giải tỏa thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP; hành vi tổ chức thi công xây dựng sai phép, không phép thuộc một trong những trường hợp dưới đây; sẽ không được điều chỉnh; hoặc cấp giấy phép nhằm hợp thức hóa công trình, phần công trình vi phạm:
– Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
– Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng.
– Xây dựng công trình sai cốt xây dựng.
– Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng không đúng giấy phép mà hành vi vi phạm đã kết thúc.
Các trường hợp cụ thể buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
– Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo;
– Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới;
– Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
– Xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được MIỄN giấy phép xây dựng;
– Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
– Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
Theo Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế.