Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?

bởi Gia Vượng
Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?

Xin chào Luật sư X. Hiện nay, trước cửa gia đình tôi có một cột điện đã được lắp đặt từ lâu nhưng do thời gian nên cột điện này không còn an toàn nữa, gia đình tôi lại có trẻ nhỏ nên tôi muốn di dời cột điện này đi. Tôi có thắc mắc quy định pháp luật về việc di dời cột điện như thế nào? Ai có thẩm quyền di dời cột điện và chi phí di dời cột điện trước nhà hiện nay là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 51/2020/NĐ-CP

Điều kiện yêu cầu di dời cột điện, đường dây điện?

Theo quy định, khi nhà nước hoặc cá nhân tổ chức thực hiện xây dựng đường lưới điện như cột điện, đường dây điện đi qua đất thuộc quyền sở hữu của người dân thì đối với nhà nước thuộc trường hợp thu hồi thì phải đưa ra quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật và tiến hành bồi thường về đất nếu có tài sản gắn liền với đất thì cũng phải bồi thường bằng giá trị tài sản tại thời điểm thu hồi, trường hợp không thu hồi đất nhưng làm hạ chế quyền chủ sử dụng đất thì vẫn phải bồi thường, hỗ trợ nhưng không được vượt quá 80% bồi thường thu hồi đất. Còn đối với tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước thì phải thương lượng, thỏa thuận với chủ thể có đất bị xâm phạm và bồi thường theo sự thỏa thuận của hai bên.

Theo đó, để thực hiện yêu cầu di dời hệ thống điên thì phải đáp ứng được điều kiện việc xây dựng đó phải trái quy định của pháp luật, không có sự thỏa thuận hay có quyết định thu hồi đất hay bồi thường, đang xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể, gây mất an toàn đối với chủ thể đó thì họ có quyền khiếu nại, kiến nghị  yêu cầu đi dời hệ thống cột điện đó và sẽ không mất chi phí về phần di dời hệ thống điện đang vi phạm này.

Ngoài ra nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa.

Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.

Thủ tục yêu cầu di dời cột điện, dây điện

+  Đơn đề nghị di dời cột điện, dây điện. Trong đơn đề nghị phải nêu rõ sự việc, lý do yêu cầu di dời, thông tin chủ thể yêu cầu di dời, địa điểm cột điện, dây điện cần di dời…

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao công chứng, chứng thực). Nhằm mục đích chứng minh cột điện hay dây chuyên tải điện đó đang đi trên phần đất thuộc quyền sở hữu của mình (Trường hợp cột điện hay dây điện xây dựng, đi qua đất thuộc quyền sử dụng của mình, trường hợp được xây dựng gần, cạnh đất của mình nhưng gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thì không cần).

+ Hình ảnh của cột điện, dây điện đi qua: Chứng minh rõ vị trí cột điện, dây điện xâm phạm.

Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?
Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?

Nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện lên đơn vị điện đang trực tiếp quản lý hệ thóng điện đó. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phải xem xét để giải quyết, trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền yêu cầu di dời cột điện trước nhà dân

Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp trước khi ngành điện lực thiết kế, thi công lắp đặt xây dựng cột điện. Nếu các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu di dời cột điện vì các lý do khác nhau thì các hộ gia đình, cá nhân phải chịu toàn bộ chi phí cho việc di dời cột điện và địa điểm mà cột điện sẽ được chuyển đến sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Cơ quan điện lực sẽ phối hợp với hộ gia đình, cá nhân để xác định các chi phí này.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP trước đây có quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện có hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Tuy nhiên Điều luật này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 51/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 4 năm 2020. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.

Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?

Để có thể di dời cột điện, đơn vị có trách nhiệm cần thực hiện những bước sau:

– Tiến hàng thẩm tra và đánh giá công trình, xác định cột điện đã đủ điều kiện để di dời cột điện hay chưa;

– Lên phương án cắt điện trong khu vực có cột điện cần di dời, có biện pháp đấu nối tạm thời để đảm bảo việc sinh hoạt của người dẫn vẫn được diễn ra bình thường, cần xem xét thời gian thi công công trình, cơ sở thay thế…

– Lên phương án cho vị trí mới mà cột điện dự tính chuyển đến;

– Lên phương án thi công, di dời;

– Nghiệm thu và kiểm tra hiệu suất sử dụng của cột điện

Chi phí để thực hiện di chuyển cột điện sẽ được căn cứ trên thực tế và các công đoạn phải thực hiện, tại thời điểm tháng 09 năm 2021, chi phí tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 15.000.000 đồng trên một cột điện, trụ điện dân sinh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Chi phí di dời cột điện trước nhà năm 2022 là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ giải thể công ty bị đóng mã số thuế… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về di dời cột điện như thế nào?

Di dời cột điện là việc di chuyển cột điện từ một địa điểm này sang một địa điểm khác để cột điện không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng khác, không gây cản trở cho đời sống của người dân như làm khuất tầm nhìn, cột điện xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ, gây cản trở việc đi lại,…

Lợi ích của việc di dời cột điện là gì?

Việc di dời cột điện đến địa điểm khác đem lại những lợi ích như:
– Di dời cột điện giúp cho cột điện không làm ảnh hưởng đến các công trình quan trọng khác gần đó, cản trở việc thi công xây dựng các công trình như nhà cửa, đường xá,…
– Di dời cột điện giúp cho một số gia đình thuận lợi hơn trong việc đi lại, sinh hoạt và sản xuất do những cột điện gây khuất tầm nhìn, cột điện xây dựng chiếm quá nhiều diện tích đường đi lại của người dân. Ngoài ra, giúp giảm thiểu việc xảy ra những tai nạn không mong muốn như cột điện gãy đổ;
– Đảm bảo an toàn cho hành lang lưới điện và tăng thêm mỹ quan cho khu dân cư, đường phố.

Điện lực di dời cột điện về trước cửa nhà, không đồng ý có được không?

Theo quy định, trong trường hợp phần đất trên là phần đất gia đình sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đủ điều kiện được cấp sổ đỏ, mà phải theo kế hoạch cột điện được đặt trên vị trí đất đó, thì trong trường hợp này nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của gia đình thì sẽ được bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm