Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam đã được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý dân cư của nhà nước, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,cải cách thủ tục hành chính. Để hiểu thêm về hoạt động thu thập dữ liệu dân cư quốc gia, cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Thu thập dữ liệu dân cư quốc gia
Theo Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 và khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020, nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
- a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
- b) Ngày, tháng, năm sinh;
- c) Giới tính;
- d) Nơi đăng ký khai sinh;
- đ) Quê quán;
- e) Dân tộc;
- g) Tôn giáo;
- h) Quốc tịch;
- i) Tình trạng hôn nhân;
- k) Nơi thường trú;
- l) Nơi tạm trú;
- m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
- n) Nơi ở hiện tại;
- o) Quan hệ với chủ hộ;
- p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu trên chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.
Như vậy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ cập nhập những thông tin cơ bản của của công dân như trên để tiện cho việc quản lý của cơ quan chức năng và nhà nước chứ không phải cập nhập toàn bộ thông tin bí mật cá nhân của mỗi công dân.
Tại khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 cũng đã quy định cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo Điều 11 Luật Căn cước công dân 2014, mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như sau:
- Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
- Thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Chính phủ quy định việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, chỉnh sửa, sử dụng thông tin, lộ trình kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Bên cạnh đó, các quy định tại Chương III Luật Căn cước công dân 2014 thể hiện rõ sự liên kết giữa dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân.
Các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động:
- a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
- b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
- c) Thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu;
- d) Tổ chức cơ sở dữ liệu;
- đ) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
- e) Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu;
- g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
- h) Vận hành thử, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu;
- i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân
- Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch.
- Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
- Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch và từ công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập dữ liệu về công dân cư trú trên địa bàn quản lý từ sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch và từ công dân, chuyển cho Công an cấp huyện.
- Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ về thu thận, cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề “Thu thập dữ liệu dân cư quốc gia năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng,… các thủ tục khác liên quan đến vấn đề đất đai. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- QUY TRÌNH THỰC HIỆN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU DÂN CƯ
- THỦ TỤC CẤP “SỔ ĐỎ” LẦN ĐẦU CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI HÀ NỘI
Câu hỏi thường gặp
Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn sau:
a) Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân;
b) Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
d) Thu thập từ công dân.
Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 7 Nghị định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh hoặc khai thác bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.
2. Tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số định danh điện tử, tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện dịch vụ công khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc theo phương thức khai thác khác do Bộ Công an hướng dẫn.
3. Công dân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
4. Các tổ chức, cá nhân không thuộc các đối tượng trên khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin.