Trên thực tế, lý do có thể là cố ý hoặc có nhiều lý do khiến nguyên đơn khởi kiện không có mặt tại phiên tòa mặc dù đã được tòa án triệu tập hợp lệ. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định số lần nguyên đơn có thể vắng mặt lần đầu tại phiên tòa thì toà án sẽ tạm hoãn phiên toà, nếu nguyên đơn được triệu tập lần hai mà vẫn vắng thì toà án sẽ tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt mà có lý do hợp lệ thì sẽ được chấp thuận hoặc nếu như nguyên đơn có đại diện uỷ quyền thì toà án vẫn xét xử bình thường. Cùng Luật sư X phân tích rõ quy định này ở bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Xét xử vắng mặt nguyên đơn có được không?
Việc nguyên đơn vắng mặt lần thứ nhất và toà án phải hoãn phiên toà là đúng quy định pháp luật. Trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì toà án tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Cụ thể:
Căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về sự có mặt của đương sự khi xét xử:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Nguyên đơn có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự không?
Căn cứ Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định người đại diện như sau:
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Ngoài ra tại Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của người đại diện như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Quyền được yêu cầu xét xử vắng mặt trong vụ án ly hôn của nguyên đơn
Theo quy định của pháp luật, theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn có thể được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và phải thông qua những thủ tục tố tụng chặt chẽ, nếu không sự vắng mặt có thể dẫn đến những hệ quả sau:
Hoãn phiên làm việc gây kéo dài thời gian giải quyết thủ tục
Khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt”.
Thời gian một phiên tòa sơ thẩm bị hoãn tối đa là 1 tháng, bên cạnh phiên tòa xét xử thì các phiên họp, phiên hòa giải cũng được áp dụng quy định này. Do đó, nếu nguyên đơn liên tục vắng mặt trong các phiên làm việc lần đầu mà không có văn bản yêu cầu giải quyết vắng mặt thì vụ việc có thể bị kéo dài hơn nhiều tháng (chưa kể đến sự vắng mặt của bị đơn trong quá trình giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt). Thông thường, nguyên đơn (người làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn) đều có nhu cầu giải quyết nhanh chóng và dứt điểm sự việc, nên sự vắng mặt mà không có lý do và cũng không có văn bản gửi Tòa án này sẽ gây ảnh hưởng đến chính quyền lợi của nguyên đơn.
Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn
Điểm a Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định
“Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định này, nếu nguyên đơn không có mặt theo đúng lịch triệu tập lần hai và cũng không có văn bản đề nghị xét xử vắng mặt thì vụ án sẽ bị đình chỉ. Hiểu một cách đơn giản đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án sẽ dừng mọi hoạt động tố tụng, trả lại hồ sơ, nếu muốn tiếp tục các bạn phải nộp lại hồ sơ để giải quyết từ đầu.
Như vậy, nguyên đơn vắng mặt khi ly hôn đơn phương trong một số trường hợp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thủ tục tại Tòa án. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc không thể thực hiện thủ thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn. Các bạn vẫn có thể vắng mặt nếu nắm bắt và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn sẽ được chúng tôi phân tích kỹ trong phần tiếp theo.
Mời bạn xem thêm:
- Phụ huynh có phải “tự nguyện đóng góp” cho nhà trường vào đầu năm học hay không?
- Có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Giao kết hợp đồng lao động dựa theo nguyên tắc nào là chủ yếu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xét xử vắng mặt nguyên đơn có được không?”. đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 …. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn thực hiện theo quy trình như sau:
Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện: Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, có lý do vắng mặt được Tòa án chấp nhận;
Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Căn cứ Khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.