Hiện nay, trên báo chí vẫn nghe nói đến tình trạng sử dụng tiền giả, bằng đại học giả, sổ nhà giả, chứng minh nhân dân giả, giấy khám sức khỏe giả… Giấy tờ được làm giả tinh vi bằng công cụ, máy móc hiện đại nên ngay cả sổ đỏ cũng có thể là giả, người bình thường rất khó nhận biết . Việc sử dụng giấy tờ giả là vi phạm pháp luật nếu nhằm mục đích đánh lừa cơ quan, tổ chức và công dân, nhằm “che mắt” gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ quan, tổ chức. Dưới đây Luật sư X tổng hợp một số bản án về tội sử dụng tài liệu giả để bạn đọc tham khảo.
Giấy tờ giả là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định thế nào là “giấy tờ giả”, tuy nhiên, có thể hiểu giấy tờ giả là các giấy tờ không được làm ra theo đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp.
Giấy tờ giả có hình thức và nội dung giống với giấy tờ thật khiến người khác lầm tưởng hoặc bị đánh lừa là giấy tờ thật. Việc làm giấy tờ giả được thực hiện vơi nhiều mục đích khá nhau, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho các hành vi lừa đảo hoặc nhằm để che mắt cơ quan chức năng khi yêu cầu xuất trình giấy tờ.
Giấy tờ giả có thể được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Giấy tờ giả về mặt hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài giống hệt với giấy tờ thật) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân…
- Giấy tờ giả về quá trình cấp, thẩm quyền và nơi cấp;
- Giấy tờ có chữ ký, con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên và thông tin trong giấy tờ là giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện, không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định…
Việc sử dụng giấy tờ giả không chỉ gây thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này mà còn gây hại trực tiếp đến người có thông tin trong giấy tờ. Ngoài ra, hành vi sử dụng giấy tờ giả còn ảnh hưởng đến trật tự quản lý xã hội.
Trách nhiệm hình sự khi sử dụng giấy tờ tài liệu giả
Đối với người có hành vi sử dụng giấy tờ giả thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt là có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ, hoặc bị phạt tù đến 07 năm tù tùy theo từng mức độ vi phạm.
Tổng hợp các bản án về tội sử dụng tài liệu giả
Bản án 02/2020/HS-PT ngày 07/01/2020 về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Cấp xét xử: Phúc thẩm.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
Nội dung tóm tắt: vào ngày 14/01/2019, tại Văn phòng công chứng bị cáo Nguyễn Ngọc M đã có hành vi sử dụng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên Nguyễn Ngọc M là giả để thực hiện công chứng hợp đồng vay tiền với anh Lâm Thiên Ph theo thỏa thuận với bà Nguyễn Thị Hạnh H nhưng chưa thực hiện được việc công chứng hợp đồng thì bị phát hiện.
Xử phạt: bị cáo Nguyễn Ngọc M bị xử hình phạt chính là phạt tiền 35.000.000đ.
Bản án 79/2020/HS-ST ngày 24/09/2020 về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Cấp xét xử: Sơ thẩm.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hà Đông, tỉnh Quảng Trị.
Nội dung tóm tắt: Hồ Ngọc H làm nghề lái xe, được Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị cấp Giấy phép lái xe hạng A1, C vào năm 2003. Năm 2015, H bị tai nạn giao thông và trở thành người bị khuyết tật nặng, tuy nhiên vẫn tiếp tục hành nghề lái xe để kiếm sống. Năm 2017, H có ý định nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng E để có thể lái xe chở khách nhưng do bị khuyết tật nên không đủ điều kiện học và thi sát hạch nâng hạng. Hoàng gặp 01 người đàn ông, H cung cấp thông tin cá nhân và ảnh thẻ rồi sẽ làm cho H 01 giấy phép lái xe hạng E mà không cần qua thi cử (giấy phép lái xe giả). H đồng ý và thỏa thuận mua giấy phép lái xe giả với giá 2.000.000 đồng.Ngày 16/10/2019, Hồ Ngọc H có hành vi sử dụng giấy phép lái xe hạng E giả để lừa dối Cảnh sát giao thông nhằm trốn tránh bị xử phạt.
Xử phạt: xử phạt Hồ Ngọc H 18 (mười tám) tháng cải tạo không giam giữ.
Bản án 209/2020/HS-ST ngày 31/08/2020 về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Cấp xét xử: Sơ thẩm.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Thủ dầu một, tỉnh Bình Dương.
Nội dung tóm tắt: Trong quá trình quen biết,Võ Thị Ngọc Đ hỏi mượn chị Nguyễn Thị Thanh T số tiền 200.000.000 (hai trăm triệu đồng) đồng thì chị T ra điều kiện Đ phải đưa cho chị T giữ bản phô tô sao y chứng thực của cơ quan nhà nước giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Đ.Ngày 19/8/2019, chị T đưa cho D mượn số tiền 60.000.000 (sáu mươi triệu) đồng trước và Đ đưa cho chị T 01 (một) Giấy chứng minh nhân dân tên Võ Thị Ngọc Đ, 01 (một) sổ hộ khẩu số 080324xxx có tên chủ hộ là Võ Thị Ngọc Đ và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CN 143xxx ngày 01/11/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp cho chủ hộ là Võ Thị Ngọc Đ để nhờ chị T đem đến Ủy ban nhân dân phường sao y chứng thực để khi chị T chứng thực xong thì trả lại các giấy tờ trên cho Đ và đưa cho Đ mượn tiếp số tiền 140.000.000 (một trăm bốn mươi triệu) đồng còn lại. Sau đó đã bị Công an phường phát hiện tất cả giấy tờ trên là giả.
Xử phạt: phạt bị cáo Võ Thị Ngọc Đ 06 (sáu) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 01 (một) năm. Phạt bổ sung bị cáo số tiền 20.000.000đ (hai mươi triệu đồng).
Bản án 20/2020/HS-ST ngày 23/05/2020 về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Cấp xét xử: Sơ thẩm.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung tóm tắt: Ngày 03/10/2018, Nguyễn Anh D mua 01 xe mô tô nhãn hiệu Yamaha loại Nouvo trị giá 19.500.000 đồng, D được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô mang biển số 66C1-136.38.Sau đó, D thế chấp giấy đăng ký xe trên để vay 19.500.000 đồng trả góp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.Đến tháng 12/2018, D mang xe mô tô biển số 66C1-136.38 đến tiệm cầm đồ Phương T cầm được số tiền 4.000.000 đồng. Đầu tháng 4/2019, D thỏa thuận bán xe mô tô biển số 66C1-136.38 cho anh Phan Hữu T,số tiền 12.000.000 đồng, anh T mang 4.000.000 đồng đến tiệm cầm đồ Phương T chuộc lại xe thay cho D, D giao xe cho T quản lý sử dụng, nhưng chưa giao giấy tờ xe.Do không có tiền trả cho Ngân hàng để lấy lại giấy tờ xe nên D làm giấy xe giả với số tiền là 500.000 đồng và giao cho anh T. Trong quá trình quản lý sử dụng anh T phát hiện giấy chứng nhận đăng ký xe là giả nên đến Công an huyện CL tố giác hành vi của D.
Xử phạt: phạt bị cáo Nguyễn Anh D 06 (sáu) tháng tù.
Bản án 15/2021/HS-PT ngày 05/02/2021 về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
Cấp xét xử: Phúc thẩm.
Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung tóm tắt: Ngày 12/3/2020 Nguyễn Văn L đăng nhập tài khoản facebook “Chuyên Táo Vĩnh Phúc” liên hệ với tài khoản facebook “A Ngọc” của Hà Thị A hỏi mua của A 04 tờ giấy khám sức khỏe giả với giá 80.000đ/tờ. Đến ngày 16/3/2020 khi A và L đang trao đổi mua bán giấy khám sức khỏe giả tại cổng công ty Thủy L thì bị lực lượng Công an huyện L phát hiện.
Xử phạt: bị cáo Bùi Xuân Q 02 (Hai) năm 02 (Hai) tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 04 (Bốn) năm 4 (Bốn) tháng, bị cáo Hà Thị A 02 (Hai) năm tù cho hưởng án treo, thử thách 04 (Bốn) năm.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến luật sư bào chữa cho người bị khởi tố dùng tài liệu giả ở mức xử lý hình sự. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục ra bản án và quyết định của tòa án tại phiên tòa năm 2023
- Thủ tục làm đơn kháng cáo bản án dân sự năm 2022
- Bản án tội Cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tổng hợp các bản án về tội sử dụng tài liệu giả” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí ly hôn đơn phương. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Tại Điểm l Khoản 2 Điều 81 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
i) Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
k) Sử dụng các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép giả;
l) Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu công chứng;
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 có quy định về nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
a) Giả mạo người yêu cầu công chứng;
b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
d) Cản trở hoạt động công chứng.
Theo Khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng 2014 người yêu cầu công chứng được quy định:
Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.