Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?

bởi Đinh Tùng
Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Thanh Hương, tôi có một người em họ quê ở Lào Cai. Vừa rồi do vận chuyển tiền trái phép qua cửa khẩu sang Trung Quốc, nên nó đã bị kết án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Người nhà tôi vô cùng lo lắng làm sao để giảm án nhẹ nhất có thể, từ đây tôi băn khoăn với những trường hợp như em tôi thì pháp luật sẽ xử lý ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định về thẩm quyền xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới?

Theo quy định tại Điều 90 Luật Hải quan 2014 quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:

1. Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi vận chuyển trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.

Hành vi vận chuyển trái phép được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khỉ hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc có giá trị dưới mức đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– (Phạm tội) có tổ chức;

– Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– (Phạm tội trong trường họp) tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp vật phạm pháp trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

– Nếu hành vi phạm tội thuộc điểm a khoản 5 thì khung hình đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm nặng hơn so với các khung hình phạt đối với tội tàng trữ và vận chuyển hàng cấm.

Khách thể của các tội này là chế độ độc quyền quận lí của Nhà nước đối với một số hàng hoá. Theo đó, điều luật quy định đối tượng của 02 tội này là hàng cấm. Đó là hàng hoá bị Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam (Nghị định số 185/2013/NĐ-CP).

Tuy nhiên, không phải tất cả những hàng hóa có đặc điểm như vậy đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này. Có một số hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm kỉnh doanh nhưng đã được BLHS quy định là đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội phạm này.

Ví dụ: Vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự thuộc phạm vi quy định của Điều 304 BLHS, các chất ma túy thuộc phạm vi quy định của các điều thuộc Chương XX BLHS…

Như vậy, hàng cấm thuộc phạm vi quỵ định của Điều 190 BLHS là những hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy định của những điều luật riêng biệt khác như thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cẩm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng; thuốc lá điểu nhập lậu; pháo nổ V.V.. Danh mục những hàng hóa là hàng cấm theo điều luật này không cố định mà có thể có sự thay đổi ở mỗi giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước cũng như sự chuyển đổi của nền kinh tế (Về danh mục hàng câm theo pháp luật hiện hành xem Nghị định của Chính phủ số 19/VBHN-BCT ngày 09/5/2014 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng).

– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao trở lên;

– Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cẩm sử dụng trị giá từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

– Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định của khoản 1 (các điểm a, b, c, d và đ) nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 190 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?
Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?

Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) về việc xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng?

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Ngoài ra, áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xử lý bản án vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giải thể công ty mới thành lập,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thương nhân trao đổi hàng hóa qua biên giới bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định thương nhân trao đổi hàng hóa qua biên giới như sau:
Thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới
1. Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hàng hóa trao đổi qua biên giới của thương nhân được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ.
Như vậy, hàng hóa trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

Công dân Việt Nam xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới có phải có hộ chiếu không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu như sau:
Người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Công dân Việt Nam:
a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hợp lệ;
Theo đó, công dân Việt Nam xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh hợp lệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm