Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?

bởi Thanh Loan
Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?

Về mặt pháp lý, khoáng sản được định nghĩa như sau: khoáng sản là những chất khoáng, khoáng vật có ích tích tụ tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí xảy ra trong và trên trái đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng vật có trong mỏ. Do đó có thể coi đất là một loại khoáng sản. Khi sử dụng đất, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ bảo vệ đất đang sử dụng, không được sử dụng tùy tiện, trái pháp luật. Khi khai thác tài nguyên đất phải tuân thủ các quy định về điều kiện sống của ngành khai thác khoáng sản, trường hợp phải xin phép khai thác phải có giấy phép khai thác. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?” để nắm được mức xử phạt đối với hành vi sai phạm.

Khai thác khoáng sản trong đất trái phép là như thế nào?

Theo Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Hoạt động khai thác khoáng sản được hiểu là quá trình thực hiện nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm các công đoạn như: xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động này phải có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành và được tính bắt đuầ từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường). 

Theo đó, có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi quyền của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do là hành vi vi phạm pháp luật nên khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ, tính chất, phạm vi vi phạm.

Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?

Xử phạt khi khai thác khoáng sản thông thường không phải xin cấp giấy phép

Đối với hành vi khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tổng hợp tại khu vực có quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân nhưng không xây dựng công trình hộ gia đình, công trình tư nhân tại khu vực đó thì mức phạt đối với khu vực đó như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
  • Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.

Đối với công trình không đăng ký diện tích, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch khai thác với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác thì đất được khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường. Dự án đầu tư xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho các công trình công cộng; tận thu cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát tận thu với UBND cấp tỉnh nơi thực hiện nạo vét, khơi thông luồng bị phạt 50 – 70 triệu đồng.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác thì bị phạt tiền:

  • Từ 50 – 70 triệu đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
  • Từ 70 – 100 triệu đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp lĩnh vực khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

Xử phạt hành vi khai thác khoáng sản trong trường hợp phải xin giấy phép khai thác khoáng sản

Đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền:

  • Từ 20 – 30 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
  • Từ 30 – 50 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
  • Từ 50 – 80 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
  • Từ 80 – 100 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
  • Từ 100 – 150 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
  • Từ 150 – 200 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Đối với hành vi khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền:

  • Từ 10 – 20 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
  • Từ 20 – 30 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
  • Từ 30 – 50 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
  • Từ 50 – 70 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
  • Từ 70 – 100 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
  • Từ 100 – 150 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra;
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm

Đối với hành vi khai thác khoáng sản là cát, sỏi không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thi áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt

Lưu ý:

Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền tương ứng với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản tính thuế tài nguyên (tấn, m3, kg,…) tại thời điểm xác định mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp.

Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?
Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?

Mức xử lý hình sự đối với hành vi khai thác đất trái phép

Đối với cá nhân: 

Thứ nhất, phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thu lợi bất chính từ khai thác, nghiên cứu, thăm dò tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Thu lợi bất chính từ khai thác, nghiên cứu, thăm dò tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  • Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Có tổ chức;
  • Làm chết người;

Đối với pháp nhân thương mại

Căn cứ quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi: 

  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục thứ nhất nêu trên, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mức xử phạt khai thác đất trái phép là bao nhiêu năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khu vực nào cấm hoạt động khai thác vàng?

Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật khoáng sản 2010 quy định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cụ thể như sau:
1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Khu vực đất có di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất;
c) Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
d) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
đ) Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

Khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường có bị phạt tù không?

Tại Khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm