Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn quy định thế nào?

bởi Thanh Thủy
Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn

Hiện nay tình trạng cháy nhà đã xảy ra nhiều nơi và nhiều khu vực gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng về cả sức khỏe, tính mạng con người cũng như các tài sản về vật chất khác. Vậy nên công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) cần được nâng cao và quy định cụ thể hơn. Theo quy định thì khi xây dựng các công trình, nhà ở cần phải đảm bảo về chất lượng phòng cháy chữa cháy của công trình đó. Vậy điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy cũng như “Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn” được quy định cụ thể như thế nào?. Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy thì  Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở được quy định như sau:

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

– Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:

– Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

– Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

– Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

 Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy như sau:

Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn
Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

Theo quy định tại Đều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy thì:

Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

+, Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+, Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

+, Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn như thế nào?

Quy định chung đối với phòng cháy chữa cháy trong khách sạn:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an bên trong khách sạn hoặc cơ sở lưu trú.

– Có đội ngũ nhân viên được phân công chuyên trách phòng cháy chữa cháy tại cơ sở lưu trú – khách sạn, được huấn luyện nghiệp vụ và sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy nổ có thể xảy.

– Có phương án chữa cháy và thoát hiểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,… bên trong cơ sở khách sạn phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế khách sạn (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án lưu trú, nghỉ dưỡng.

Quy định về tiếp nhận hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy tại khách sạn mới nhất

Quy định mới nhất về tiếp nhận hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy trong khách sạn đã có nhiều thay đổi . Quy định đề cập cụ thể như sau:
– Quy hoạch, xây dựng, cải tạo khách sạn hay cơ sở lưu trú phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy. Bản vẽ và hồ sơ PCCC khách sạn phải được đơn vị kiến trúc có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và được cơ sở chuyên trách thẩm duyệt.

– Cơ quan chức năng có trách nhiệm đối chiếu các phương án thiết kế PCCC theo tiêu chuẩn để cấp phép xây dựng dự án khách sạn.

– Hồ sơ thẩm duyệt PCCC khách sạn phải văn bản chính hoặc bản sao có công chứng, có dấu( nếu là doanh nghiệp) và chữ ký của chủ đầu tư trong các tài liệu xin thẩm duyệt, trong đó bao gồm:
+ Tài liệu và bản vẽ quy hoạch tỉ lệ 1/500, đối với Resort trên 20ha cần có bản quy hoạch 1/2000.

+ Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp thiết kế PCCC của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác phải có văn bản kèm theo.

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư(nếu có), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng mình quyền sử dụng hợp pháp đối với dự án khách sạn, cơ sở lưu trú.

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh của đơn vị thiết kế PCCC công trình dự án.

+ Bản vẽ và thuyết mình cơ sở nêu đầy đủ nội dung giải pháp phòng cháy chữa cháy. Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).

– Nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền thông qua bộ phận một cửa, file mềm qua cổng hành chính online hoặc đường bưu điện.

– Cán bộ thẩm định xem xét pháp lý của các giấy tờ trong hồ sơ và giải quyết theo thơi gian quy định tính từ ngày nộp. Thời hạn giải quyết là không quá 10 ngày. Các cấp giải quyết tiến hành theo thời gian quy định.

– Có văn bản phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án khách sạn sau thời gian giải quyết.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Tiêu chuẩn PCCC cho khách sạn” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp


Những quy định bắt buộc đối với kiến trúc và thi công khách sạn để đảm bảo phòng cháy chữa cháy ra sao?

– Kết cấu xây dựng của công trình phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng thế nào?

– Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
– Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình.

Cần lưu ý gì về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch?

Hiện nay một số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch vẫn là nơi có nhiều tiềm ẩn nguy cơ cháy, trong đó nổi lên một số vấn đề sau:
–Xây dựng không đảm bảo yêu cầu về PCCC, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy, không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn chống cháy lan; Hệ thống PCCC, các thiết bị trong hệ thống báo cháy, đường cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra cháy tại các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch còn nhiều bất cập.
– Một số khu du lịch sinh thái được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy: tranh, tre, gỗ, lá… Nguồn nhiên liệu chính cho các nhà hàng dùng để đun nấu là khí gas; Hệ thống đèn điện chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn lối thoát hiểm không có, hoặc có nhưng không được duy tu, bảo dưỡng nên khi xảy ra sự cố đều không hiệu quả.
– Nhiều khách sạn, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng có quy mô lớn nhưng ở cách xa Cảnh sát PCCC, trong  khi đó lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.
– Chủ đầu tư chưa đầu tư đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, nhất là việc thực hiện các biện pháp để quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn điện, các chất dễ cháy. Các sự cố cháy nổ thường để lại hậu quả lớn do lực lượng ứng cứu tại chỗ hoạt động kém hiệu quả, không được tập huấn thường xuyên về PCCC hoặc thậm chí không có kiến thức về PCCC.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm