Hát karaoke là một hoạt động không thể thiếu trong đờ sống hiện nay của người dân. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người dân hát kraoke ở rất nhiều nơi và trong mọi trường hợp như ở nhà, tại quán hát, tại các đám cưới, tại các buổi tụ tập bạn bè … Đây là một hoạt động lành mạnh của người dân, tuy nhiên có rất nhiều trường hợp hát karaoke quá mức và gây ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh, thậm chí gây nên nhiều cuộc mâu thuẫn. Vậy pháp luật hiện nay “Quy định giờ hát karaoke” như thế nào và nếu vi phạm thì bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng LSX tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Hát karaoke là gì?
Karaoke ra đời ở Nhật Bản, xứ hoa anh đào với nền công nghiệp hiện đại. Thoạt đầu vào năm 1980 Karaoke được giới doanh nghiệp Nhật; dùng để giải trí, giúp giải tỏa những căng thẳng trong công việc.
Thế nhưng sau một thời gian ngắn, Karaoke đã nhanh chóng được nhiều nơi trên thế giới nhiệt tình đón nhận. Ở Việt Nam khi Karaoke mới nhập cảnh; thì đã được đông đảo các bạn trẻ và cả các người già đón nhận rất nồng nhiệt.
Địa điểm dành cho việc hát Karaoke rất đa dạng. Có thể chia làm hai loại: Karaoke gia đình và Karaoke tại quán và tại gia đình. Để thành lập quán hát karaoke cần tuân thủ trình tự đăng ký theo quy định pháp luật.
Hát karaoke gia đình hiện giờ là nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình; đây là một những cách vừa để xả stress, vừa kết nối các thành viên trong gia đình. Nếu chỉ thi thoảng hát hoặc hát vào một dịp nào đó như; sinh nhật, lễ, tết thì còn chấp nhận được.
Thế nhưng thực tế, có nhiều gia đình mở nhạc hát karaoke vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, miễn là họ rảnh rỗi. Không có sự kiện gì họ cũng hát hò ầm ĩ, mở nhạc quá to vào ban đêm, buổi trưa, khiến hàng xóm xung quanh không thể nghỉ ngơi được, rất phiền toái.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về dịch vụ karaoke như sau:
“Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này“.
Như vậy, dịch vụ karaoke là hoạt động phục vụ hoạt động ca hát của khách hàng. Các bài hát, hình ảnh được cung cấp phải bảo đảm phù hợp văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; và chỉ được phép sử dụng những bài hát được lưu hành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2019. Người kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài đáp ứng điều kiện nêu trên thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:
- Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phòng hát phải có diện tích sử dựng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
- Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo động cháy nổ).
Như vậy, hình thức Hộ kinh doanh có thể kinh doanh được ngành nghề dịch vụ karaoke.
Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
- Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
- Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
- Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu
- Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Quy định giờ hát karaoke như thế nào?
Căn cứ theo QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT có quy định:
Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA.
Tại các khu vực đặc biệt thì mức giới hạn tối đa là:
Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 45dBA.
Như vậy, hành vi hát karaoke có thể bị xem là gây mất trật tự công cộng khi độ lớn của âm thanh phát ra từ việc hát vượt quá mức cho phép trong từng khung thời gian cụ thể. Trường hợp vi phạm cá nhân, tổ chức hát karaoke gây mất trật tự sẽ phải chịu những mức xử phạt tương ứng theo quy định pháp luật.
Căn cứ theo QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT có quy định:
Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 55dBA.
Tại các khu vực đặc biệt thì mức giới hạn tối đa là:
Thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ là 70dBA;
Thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ là 45dBA.
Như vậy, hành vi hát karaoke có thể bị xem là gây mất trật tự công cộng khi độ lớn của âm thanh phát ra từ việc hát vượt quá mức cho phép trong từng khung thời gian cụ thể. Trường hợp vi phạm cá nhân, tổ chức hát karaoke gây mất trật tự sẽ phải chịu những mức xử phạt tương ứng theo quy định pháp luật.
Xử phạt hành vi hát karaoke ồn ào
Đối với hành vi hát karaoke ồn ào sau 22 giờ, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào huyên náo (như hát karaoke, loa kẹo kéo,…) tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, từ ngày 01/01/2022, hát karaoke ồn ào sau 22 giờ cá nhân có thể bị phạt đến 1 triệu đồng; tổ chức bị phạt đến 2 triệu đồng.
(Trước đây, hành vi này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với cá nhân; phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với tổ chức)
Hiện nay, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn được quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT như sau:
Khu vực | Từ 6 giờ đến 21 giờ | Từ 21 giờ đến 6 giờ |
Khu vực đặc biệt | 55 dBA | 45 dBA |
Khu vực thông thường | 70 dBA | 55 dBA |
Trong đó:
– Khu vực đặc biệt là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
– Khu vực thông thường gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung, cụ thể:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây
+ Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
+ Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định giờ hát karaoke” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch xây dựng cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm
- Mẫu đơn xin giám định lại thương tật của thương binh mới
- Mẫu hợp đồng dân sự cụ thể thông dụng mới
Câu hỏi thường gặp:
Nhà hàng xóm hát Karaoke gây ồn ào thì phải làm sao?
Bạn có thể quay lại video hoặc những bằng chứng gây ồn của nhà hàng xóm sau đó trình báo hoặc làm đơn khiếu nại đến Công an, Ủy ban nhân dân phường, xã nơi cư trú để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện, xã nơi cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra tiêng ồn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của mình.
Đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn trên, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc Công an nhân dân theo Điều 68, 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Do đó, khi gặp phải hàng xóm hát karaoke ồn ào như trên, người dân có thể báo cho UBND hoặc Công an nhân dân gần nhất để được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Thực trạng việc hát karaoke gây tiếng ồn vào giờ nghỉ ngơi tại các khu dân cư ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh không phải tình trạng mới xảy ra gần đây. Tuy nhiên, việc xử lý hầu như chỉ dừng lại ở hình thức nhắc nhở, nguyên nhân một phần vì tâm lý ngại va chạm tình láng giềng, một phần cũng vì chế tài xử phạt còn chưa đủ tính răn đe, dẫn tới hành vi vi phạm diễn ra và tái phạm thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xác minh mức độ gây ồn ào, tiếng động lớn, gây ô nhiễm tiếng ồn cũng gặp nhiều trở ngại, không dễ dàng. Nếu không có thiết bị đo chuyên dụng hoặc chỉ căn cứ vào phản ánh của người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đều rất khó xác định, làm rõ để xử phạt hành vi này, dẫn đến thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng và cơ quan chức năng không kịp thời quản lý, xử phạt để đảm bảo cho người dân một chất lượng sống tốt nhất.
Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương, người dân cần nâng cao ý thức, cụ thể:
– Tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây ồn ào, huyên náo.
– Nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật
– Trong trường hợp có các hoạt động gây ồn, phải có biện pháp giảm thiểu, kiểm soát tiếng ồn.
– Các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không gây ồn.