Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Xuân, tôi có một mảnh đất được ông bà để lại cho trên vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Vừa rồi tôi được chính quyền thông báo khu đất này nằm trong quy hoạch đất hỗn hợp nên cần giải tỏa khu đất. Tôi thì không có vấn đề gì về việc đền bù khu đất nhưng tôi lại băn khoăn không rõ việc quy hoạch đất hỗn hợp nghĩa là sao, có những điểm gì nhiều. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy hoạch đất hỗn hợp là gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy hoạch đất hỗn hợp là gì?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
Quy hoạch đất hỗn hợp là gì?
Quy hoạch đất hỗn hợp là việc phân bổ, khoanh vùng đất hỗn hợp theo không gian sử dụng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở tiềm năng của đất đai và nhu cầu sử dụng đất.
Việc quy hoạch đất tạo ra môi trường sống thích hợp cho người dân. Bên cạnh đó, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích quốc gia. Tất cả nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu phát triển xã hội, kinh tế và xác định chức năng xây dựng, phát triển tại mỗi khu đất đó.
Việc quy hoạch đất đai có những đặc điểm gì?
Thứ nhất, quy hoạch đất đai có tính lịch sử xã hội cụ thể có thể hiểu qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau và trong lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau thì sẽ có chính sách quy hoạch khác nhau. Cũng vì vậy nên ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Đối với mỗi hình thái kinh tế – xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo các mặt.
Thứ hai, quy hoạch đất đai có tính tổng hợp, Chúng ta thấy đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội và nó được xem như là nền tảng để phát triển các công việc và hoạt động. Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái. … Theo đó việc quy hoạch sử dụng đất đai hường động chậm đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính cụ thể như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, quy hoạch đất đai có tính dài hạn cụ thể đặc điểm này được thể hiện rất rõ nét trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa tùy theo nhu cầu của xã hội. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, triển bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Thứ tư, quy hoạch đất đai có tính chính sách bởi vì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do nhà nước quản lý trực tiếp. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trịnh khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau, nên chính sách và quy định về vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triện các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
Thứ năm, quy hoạch đất đai có tính khả biến được thể hiện cụ thể như đối với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Theo đó nên dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động.
Có những hình thức quy hoạch đất đai nào?
Có rất nhiều hình thức quy hoạch được phân định theo Luật Quy hoạch 2017. Các dự án quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định trong bộ Luật nói trên. Theo đó, các hình thức thực hiện quy hoạch tại Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:
Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia. Đây là 1 trong các loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ. Các lãnh thổ thuộc quy hoạch có thể là đất liền. Hoặc, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời.
Quy hoạch không gian biển quốc gia
Một trong các loại quy hoạch phổ biến khác là quy hoạch không gian biển quốc gia. Mặc dù cũng là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Thế nhưng sự phân vùng này cụ thể, rõ ràng hơn. Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ quan chức năng tập trung sắp xếp, phân bố các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, vùng biển, vùng trời và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Cũng tương tự như các loại quy hoạch kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được hiểu là quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Lãnh thổ của hình thức quy hoạch này bao gồm vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai. Như vậy, có thể thấy rằng những vùng đất được sử dụng, khai thác cho mục đích, lợi ích quốc gia không được phép tự ý mua bán. Cũng không được xây dựng, thi công bởi những chủ đầu tư, hộ gia đình.
Quy hoạch ngành quốc gia
Quy hoạch ngành cấp quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Theo đó, quá trình này thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng trên cả nước với điều kiện có liên quan đến kết cấu hạ tầng. Loại hình quy hoạch này còn chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên hợp lý. Đồng thời, đảm bảo tính bảo vệ môi trường cũng như đa dạng sinh học.
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Cụ thể, quy hoạch tỉnh hướng đến việc sắp xếp, phân bố hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị và nông thôn.
Các loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành
Ngoài các loại quy hoạch đã kể trên thì hiện nay tại Việt Nam còn có loại hình quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Loại quy hoạch này được áp dụng đối với quy hoạch ở cấp quốc gia, vùng hay tỉnh theo quy định.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy hoạch đất hỗn hợp là gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy hoạch ảnh hưởng đến giá đất như thế nào?
- Có được xây nhà trên đất quy hoạch giao thông hay không?
- Quy hoạch treo là gì theo quy định hiện nay?
Câu hỏi thường gặp
Quyết định mua đất quy hoạch hay không tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi cá nhân. Nếu người dân muốn mua đất để sinh sống lâu dài nên tránh mua những khu đất đang trong diện quy hoạch, làm giao thông,… để không bị thu hồi khi đang sử dụng. Nếu khu đất được bán với giá hợp lý, quy hoạch thay đổi theo thời gian, các nhà đầu tư có thể lựa chọn để kinh doanh, nhưng đây là hình thức tương đối mạo hiểm về lâu dài.
Việc mua đất quy hoạch có đồng thời nhiều rủi ro và nhiều cơ hội. Do đó, người dân có ý định mua đất phải tìm hiểu kỹ càng về quy hoạch đất đai để quyết định mục đích sử dụng hợp lý với khả năng tài chính của mình, hạn chế những rủi ro nếu mua phải đất hiện vướng tranh chấp.
Bên cạnh việc nắm rõ đất có nằm trong diện quy hoạch hay không, người mua nên tìm hiểu thêm các thông tin về giấy tờ chứng nhận sử dụng đất, quyền được xây nhà cửa, công trình,… Người mua đất cần tỉnh táo tìm hiểu thật rõ những thông tin trên trước khi “xuống tiền” đầu tư một tài sản có giá trị lớn.
Theo Luật Đất đai, đất quy hoạch không được cấp sổ đỏ nếu chủ nhân sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được cấp sổ đỏ. Bởi theo Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định rõ: Các trường hợp đất thuộc diện quy hoạch chưa có kế hoạch sử dụng hàng năm, người sử dụng có các quyền sau:
– Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng, tài sản gắn liền đất
– Đất chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng
– Cho thuê lại, thế chấp, thừa kế, góp vốn quyền sử dụng đất
Theo Luật đất đai, quy hoạch đất sẽ bị treo trong vòng 3 năm nếu không nhận được công bố thực hiện kế hoạch hoặc thay đổi quy hoạch. Trong trường hợp này, người sử dụng đất vẫn có quyền sử dụng đất bình thường. Còn nếu người sử dụng đất muốn cải tạo, sửa chữa, cần nhận được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.