Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng

bởi MinhThu
Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng

Hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm, lương thưc sẽ luôn có hạn sử dụng. Khi mua hàng ai cũng mang cho mình tâm lý cần phải mua những mặt hàng còn hạn sử dụng, ai kĩ tính thì sẽ chọn hạn sử dụng còn rất dài. Và cũng sẽ có những người tin tưởng vào những nhà kinh doanh mà không bao giờ nhìn hạn sử dụng vì cho rằng họ sẽ lọc hàng nên sẽ không mua phải hàng hết hạn quá hạn. Tuy nhiên, rủi ro khi mua phải hàng hết hạn (quá hạn) không phải alf không có. Vậy kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng bị phạt như thế nào? Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng được quy định ra sao?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. LSX hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi trên nhãn như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:

“Điều 14. Ngày sản xuất, hạn sử dụng

  1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
    Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
    Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
    Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
    “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
  2. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
  3. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
  4. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
    Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.”
Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng
Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng

Mức phạt khi kinh doanh bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng

Căn cứ Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
    a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
    b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
    c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
    d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
  6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
  7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
  8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
  10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
  12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
    b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
    c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  13. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
    b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
  14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
    Ngoài ra tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

“Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Mức phạt tiền:
    a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
    b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.”
    Như vậy theo quy định trên bán hàng hết hạn sử dụng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm có mức xử phạt cụ thể nêu trên. Lưu ý mức xử phạt trên đối với cá nhân, đối với tổ chức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Ngoài ra còn tịch thu tang vật đối với hàng hóa hết hạn sử dụng, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy tùy vào giá trị của hàng hóa vi phạm sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau, gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền dao động từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng và phạt gấp hai lần nếu là người xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm trong một số trường hợp nhất định. Ngoài hình thức xử phạt chính thì còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đồng thời tiêu hủy tang vật gây hại và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

Hủy hàng tồn kho như thế nào?

– Đề nghị hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.

– Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.

– Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo Công ty.

– Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo Công ty. (Người chứng kiến nên là đại diện của Chi cục thuế)

Nhưng nếu việc hủy hàng hóa này có gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải có giấy phép/ giấy xác nhận cách thức hủy hàng hóa của cơ quan chức năng.

Đồng thời với việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng, Kế toán cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau (Tham khảo thêm tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

  1. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:

a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).

b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

c) Xử lý hạch toán:

Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức phạt khi kinh doanh, bán hàng hết hạn (quá hạn) sử dụng” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như thủ tục nhập quốc tịch việt nam cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Xử lý hàng hóa hết hạn sao cho đúng

Khi hàng hóa bị hết hạn sử dụng, doanh nghiệp cần làm thủ tục để hủy số hàng đó. Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC, cách thức tiến hành như sau:
Đề nghị hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.
Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.
Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo Công ty.
Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo Công ty

Thuế GTGT đối với hàng hóa hết hạn sử dụng

Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất. mô tả công việc chuyên viên tuyển dụng
– Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”
Như vậy
– Đối với hàng hoá hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm