Theo thời gian có rất nhiều những ngôi nhà do yếu tố tác động như thiên tai, hỏa hoạn, mưa gió cũng sẽ xuống cấp làm hư hỏng bị hao mòn tự nhiên. Khi người dân không bị ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà cũng như mỹ quan của ngôi nhà thì chủ nhà họ sẽ cho tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để tiếp tục sử dụng. Nếu như chủ nhà có nhu cầu sửa lại nhà ở của mình mà người đó chỉ có ý định sửa phần nội thất bên trong nhà như sơn lại tường, thay gạch nền, thay cửa mới, sơn tường,… thì sẽ không cần xin cấp giấy phép cải tạo ngôi nhà của mình mà chỉ khi nào nhà ở sửa chữa thay đổi về mặt kiến trúc liên quan tới phần diện tích xây dựng, kết cấu công trình, thì chủ nhà phải xin giấy phép sửa nhà để tránh những trường hợp vi phạm xảy ra khi quản lý đô thị kiểm tra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Sửa nhà có cần xin giấy phép” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Sửa nhà có cần xin giấy phép không?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 02 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
– Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
– Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Như vậy, nếu không thuộc 02 trường hợp nêu trên thì phải có giấy phép xây dựng. Hay nói cách khác, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi như sau thì phải xin giấy phép:
+ Làm thay đổi kết cấu chịu lực;
+ Làm thay đổi công năng sử dụng;
+ Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
+ Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Hồ sơ xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở
Căn cứ Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01.
– Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật (ví dụ như Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
– Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ:
Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở
* Các bước thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Nơi nộp: UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có nhà ở riêng lẻ dự kiến được sửa chữa, cải tạo.
– Cách thức nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp huyện; địa phương tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
– Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
– Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
– Trường hợp hồ sơ đáp ứng được yêu cầu thì ra quyết định cấp giấy phép cho chủ đầu tư.
Bước 4: Trả kết quả
* Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí cấp giấy phép: Mỗi địa phương có mức thu khác nhau.
Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu tiền?
Ngoài hai trường hợp được miễn thì các công trình sửa nhà đều phải xin giấy phép xây dựng. Nếu không thực hiện việc xin giấy phép sẽ bị xử phạt theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin giấy phép như sau:
– Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng: đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ:
– Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng: đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác
– Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng: đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:
Mặt khác, nếu công trình đã sửa chữa xong, hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Tuy nhiên, nếu công trình vẫn đang trong thời gian thi công xây dựng, ngoài việc bị phạt tiền theo mức trên còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định sau:
Nếu công trình gia đình bạn thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công, người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
Theo quy định, trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng và 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
Hết thời hạn quy định nêu trên nếu tổ chức/cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- XÂY SỬA NHÀ CẤP 4 CÓ PHẢI XIN PHÉP KHÔNG?
- THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2023
- HƯỚNG DẪN VIẾT MẪU HỢP ĐỒNG CẢI TẠO, SỬA CHỮA NHÀ Ở NĂM 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Sửa nhà có cần xin giấy phép” hoặc các dịch vụ khác như là thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định về các loại giấy phép xây dựng như sau:
– Giấy phép xây dựng gồm 03 loại giấy phép:
+ Giấy phép xây dựng mới;
+ Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
+ Giấy phép di dời công trình.
Theo Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm trật xây dựng như sau:
– Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
-. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng.
– Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
Như vậy việc sửa chữa nhà ở nếu không đúng với nội dung giấy phép xây dựng có thể bị phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể phải thảo dỡ công trình nhà ở đang xây dựng để khắc phục hậu quả.