Trên thực tế, có nhiều trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội làm hỏng hay làm mất sổ bảo hiểm xã hội do đó có nhu cầu xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng về việc xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội sẽ mất nhiều chi phí. Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục. chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Vậy, Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015
- Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017
- Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng đến quyền lợi không?
Theo Điều 5 Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về sổ bảo hiểm xã hội khi được cấp lại sẽ khác sổ được cấp lần đầu ở một vài điểm:
“Điều 5. Phương thức ghi sổ bảo hiểm xã hội
1. Bìa sổ BHXH.
1.1. In khi cấp sổ BHXH.
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: Cơ quan BHXH thực hiện in khi người tham gia BHXH lần đầu.
1.2. In khi giải quyết các chế độ BHXH:
Trang 3 bìa sổ: Cơ quan BHXH nơi giải quyết các chế độ TNLĐ, BNN và TS (đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH) sử dụng dấu khắc kích thước 20 mm x 55 mm, mực dấu màu xanh để đóng. Sau đó dùng bút mực màu xanh ghi các nội dung theo quy định tại Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 4 vào vị trí để trống.
1.3. In khi cấp lại.
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: In đầy đủ các nội dung như bìa sổ BHXH đã cấp. Nếu cấp lại lần thứ nhất, thì ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần thứ hai, thì ghi “Cấp lần 3” như quy định tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 4. Riêng sổ BHXH cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ in theo nội dung thay đổi.
2. Tờ rời sổ BHXH.
2.1. In cấp tờ rời sổ BHXH lần đầu: in thời gian đóng BHXH hoặc thời gian công tác được tính là thời gian đóng BHXH trước đó chưa hưởng, nhưng chưa được cấp sổ BHXH.
2.2. In cấp tờ rời sổ BHXH khi người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: in khoảng thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2.3. In khi điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: In thời gian, nội dung điều chỉnh vào các cột 1, 2, 3. Riêng cột 4, 5 (căn cứ đóng và tỷ lệ đóng BHXH, BHTN), in như sau:
– Điều chỉnh tăng, giảm thời gian đóng BHXH thì phải in đầy đủ mức đóng, tỷ lệ đóng vào cột 4, 5.
– Điều chỉnh cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, tên đơn vị, nơi làm việc, nếu không có thay đổi về mức đóng, thì tại các cột 4, 5 đánh dấu chữ (x).
– Điều chỉnh tăng, giảm mức đóng thì tại cột 4 in phần chênh lệch mức đóng, cột 5 in tỷ lệ đóng BHXH, BHTN.
– Trường hợp người tham gia BHXH đang tiếp tục đóng BHXH, thì nội dung điều chỉnh thực hiện in khi in tờ rời hằng năm.
– Trường hợp người tham gia BHXH đang bảo lưu quá trình đóng BHXH, nhưng sau đó đề nghị điều chỉnh, thì thực hiện in ngay nội dung điều chỉnh.
2.4. In cấp lại tờ rời sổ BHXH.
– Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại một đơn vị: in quá trình đóng BHXH, BHTN tại đơn vị đó.
– Trường hợp người tham gia mất, hỏng tờ rời tại nhiều đơn vị: in quá trình đóng BHXH, BHTN ở những đơn vị đó.
– Trường hợp người tham gia cấp lại toàn bộ quá trình đóng BHXH bắt buộc, BHTN hoặc BHXH tự nguyện: in toàn bộ thời gian đã đóng BHXH bắt buộc chưa hưởng, BHTN chưa hưởng hoặc BHXH tự nguyện chưa hưởng.
– Trường hợp người đang tham gia cấp lại sổ BHXH, dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT, BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng. (Phụ lục 4.4)
– Trường hợp người tham gia đang bảo lưu cấp lại, điều chỉnh sổ BHXH, dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN: in dòng tổng thời gian đóng quỹ HT, TT, BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng. (Phụ lục 4.5)
– Trường hợp người tham gia đã hưởng BHXH một lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng BHTN, dưới phần ghi quá trình đóng BHTN: in dòng tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng. (Phụ lục 4.6)
– Ở góc trên, bên phải tờ rời, cùng hàng với dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh”, in thêm dòng chữ “Tờ … cấp lần …”.
2.5. In số thứ tự và đóng dấu giáp lai.
2.5.1. In số thứ tự: Trong một lần in, số thứ tự được in liên tục từ 1 đến n trên tờ rời sổ BHXH.
Ví dụ: Nếu sổ BHXH có 5 tờ, cấp lại lần 2 có 2 tờ rời, thì số thứ tự ghi là: “Tờ 1 cấp lần 2”, “Tờ 2 cấp lần 2”.
2.5.2. Đóng dấu giáp lai:
– Trong một lần in nếu có từ 02 tờ rời trở lên, thì phải đóng dấu giáp lai bằng dấu cơ quan BHXH ở khoảng giữa mép phải, trùm lên một phần các tờ rời (mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 tờ).
– Khi chốt lại sổ BHXH phải đóng dấu giáp lai tờ rời mới với tờ rời chốt sổ BHXH trước đó.”
Như vậy, có thể thấy nội dung được in trên bìa sổ (trang 1):
Dưới dòng ghi “số sổ” có ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …” bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Nếu cấp lại lần thứ 1, thì ghi “Cấp lần 2”; cấp lại lần thứ 2, thì ghi “Cấp lần 3”.
Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ thì trên sổ cấp lại sẽ in theo nội dung thay đổi.
– Nội dung in trong tờ rời sổ:
+ Nếu đang tham gia mà cấp lại sổ, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
+ Nếu đã hưởng BHXH 1 lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy, việc in lại, cấp lại sổ BHXH chỉ với mục đích xác nhận lại những thông tin đăng ký ban đầu cũng như quá trình đóng, hưởng tính đến thời điểm hiện tại.
Thêm vào đó, hiện nay, việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động đều được theo dõi trên hệ thống của cơ quan BHXH.
Do đó, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không làm ảnh hưởng tới bất cứ quyền lợi nào của những người tham gia.
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Cách 1: Xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH
Hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị mất, người lao động đến các cơ quan bảo hiểm xã hội sau đây:
– Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thu.
– Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan bảo hiểm xã hội nào trên toàn quốc.
Cách 2: xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online
Trước tiên bạn cần đảm bảo trên điện thoại đã cài đặt ứng dụng VssID và đã đăng ký tài khoản cá nhân. Sau đó thực hiện lần lượt các bước:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID
Đăng nhập tài khoản VssID bằng cách nhập mã số bảo hiểm xã hội cá nhân và mật khẩu của bạn.
Bạn cũng có thể đăng nhập bằng mã vân tay nếu điện thoại của bạn đã được cài đặt tính năng này trước đó.
Bước 2: Xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Sau khi đăng nhập thành công giao diện quản lý cá nhân hiện ra. Tiếp theo bạn nhấn chọn mục “Dịch vụ công”.
Giao diện dịch vụ công hiện lên nhấn chọn “Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin”
Bước 3: Chọn phương thức nhận kết quả và điền thông tin cần thiết
Giao diện “Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin” mở ra cần chọn phương thức nhận kết quả bằng cách tích chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và điền các thông tin cần thiết gồm: số nhà; tổ/thôn/xóm; khu phố; quận/huyện; tỉnh/TP để nhận kết quả trả về từ cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Cuối cùng ấn nút “Gửi” để hoàn tất thủ tục xin cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội. Khi này hệ thống sẽ thông báo kết quả gửi thành công để xác nhận gửi thành công hay không. Thời gian giải quyết việc cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội là tối đa 10 ngày kể từ ngày Cơ quan BHXH nhận được đủ hồ sơ. Trường hợp không giải quyết cơ quan Bảo hiểm xã hội phải gửi thông báo và nêu rõ lý do.
Như vậy, chỉ với 3 bước đơn giản người lao động đã có thể thực hiện xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online qua ứng dụng VssID. Bên cạnh đó việc làm này còn có ý nghĩa quan trọng nhằm đơn giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người tham gia Bảo hiểm xã hội một cách hiệu quả.
Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục, hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không mất phí.
Thời hạn giải quyết việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi thông tin được quy định tại STT 1.2 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định rằng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp phải xác minh quá trình đóng Bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người tham gia có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người tham gia biết. Đối với quy định điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ Bảo hiểm xã hội: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý, tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Chi phí cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu đơn xin nghỉ việc đơn giản vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
Như vậy, trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị sai quốc tịch sẽ phải yêu cầu cơ quan BHXH cấp lại sổ BHXH.
Căn cứ theo Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 quy định:
“Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN.”
Bên cạnh đó, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH”
Như vậy, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội chỉ dành cho trường hợp bị mất, hỏng, hoặc thay đổi họ, tên, ngày sinh, quốc tịch,.. Nên khi có sai sót về số Chứng minh nhân dân thì bạn không cần phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.