Ai phải nộp án phí dân sự?

bởi Thanh Thủy
Ai phải nộp án phí dân sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các bên muốn khởi kiện vụ án dân sự hay việc Tòa án tiến hành xét xử các vụ án hình sự thì đương sự sẽ phải nộp một khoản án phí nhất định. Mức án phí này sẽ tùy thuộc vào vụ án hình sự, vụ án dân sự hay vụ án hành chính và cũng phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể mà mức án phí này sẽ khác nhau. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về các vấn đề liên qua đến án phí dân sự qua bài viết “Ai phải nộp án phí dân sự” dưới đây của chúng tôi nhé.

Án phí dân sự là gì?

Án phí là số tiền mà đương sự phải nộp khi tòa án đã giải quyết vụ án hình sự, dân sự hành hành chính kết quả giải quyết các vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó thì khi Tòa án đã ra các bản án hay quyết định để giải quyết vụ án thì đương sự trong vụ án đó sẽ có trách nhiệm nộp án phí cho Tòa án theo quy định về mức án phí.

Án phí được chia thành các loại bao gồm:

+ Án phí hình sự;

+ Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

+ Án phí hành chính.

Ngoài ra đối với án phí dân sự thì được chia thành án phí trong vụ án có giá ngạch và không có giá ngạch, cách xác định như sau:

+ Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

+ Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Bảng tra án phí dân sự

Án phí dân sự sơ thẩm
1.1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch300.000 đồng
1.2Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch3.000.000 đồng
1.3Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
1.4Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
aTừ 60.000.000 đồng trở xuống3.000.000 đồng
bTừ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% của giá trị tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
1.5Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 2.000.000.000 đồng44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
2Án phí dân sự phúc thẩm
2.1Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động300.000 đồng
2.2Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại2.000.000 đồng

Ai phải nộp án phí dân sự?

Như đã phân tích ở trên thì ta có thể hiểu án phí dân sự là khoản tiền phí mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Số tiền án phí này sẽ được nộp khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và được thi hành. Mức án phí dân sự này sẽ được áp dụng theo một số tiền nhất định dựa trên loại việc tranh chấp được giải quyết.

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm

– Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

Ai phải nộp án phí dân sự

– Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

– Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

– Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm

– Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

– Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

– Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.

– Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

– Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.

– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Quy định về xử lý tiền tạm ứng án phí

Theo như pháp luật quy định thì tùy từng vụ án thuộc các lĩnh vực khác nhau như hình sự, dân sự, hành chính hay hôn nhân gia đình thì sẽ có mức án phí tương ứng đối với từng lĩnh vực khác nhau như án phí hình sự, án phí dân sự, án phí kinh tế, án phí lao động, án phí hành chính… Vậy thì quy định về vấn đề xử lý tiền tạm ứng án phí hiện nay ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hiện nay án phí áp dụng cho mọi vụ kiện cần Tòa án xử lý, áp dụng cho cả những lĩnh vực đất đai như thừa kế đất đai, chỉ cần nộp biên bản thừa kế đất đai thì Tòa sẽ bắt đầu thụ lý và đưa ra chi phí tạm ứng của án phí dân sự.

Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được như sau:

– Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.

– Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.

– Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.

– Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

Khuyến nghị

LSX tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ai phải nộp án phí dân sự” Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về biên bản thừa kế đất đai Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng

Câu hỏi thường gặp

Các loại án phí trong vụ án dân sự gồm những loại nào?

Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
– Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
– Án phí dân sự phúc thẩm.
Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Trường hợp nào được giảm tiền án phí dân sự?

Tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:
(1) Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
(2) Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án;
– Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm