Án phí tranh chấp ranh giới đất đai là bao nhiêu?

bởi Nguyen Duy
Án phí tranh chấp ranh giới đất đai là bao nhiêu

Chào Luật sư X, tôi và hàng xóm có đất liền kề nhau, gần đây anh ta mở rộng vườn nên đã trồng một số loại cây lấn qua đất nhà tôi. Khi được yêu cầu phá bỏ đoạn vườn lấn chiếm đất thì anh ta chối bảo đó là đất của mình. Thấy tranh chấp không tự giải quyết được nên tôi nộp đơn nên Tòa án yêu cầu giải quyết giúp. Vậy án phí tranh chấp tanh giới đất đai liền kề là bao nhiêu? Ai phải là người trả án phí tranh chấp đất đai? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp ranh giới đất liền kề là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo quy định tại Điều 175, cụ thể như sau:

“Điều 175. Ranh giới giữa các bất động sản

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.”

Như vậy, theo quy định mà Luật sư X đã đưa ra có thể hiểu rằng người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thằng đứng. Không được lấn chiếm hay thay đổi móc ranh giới đất liền kề giữa các bên cũng không được làm ảnh hưởng đến phần đất liền kề của người khác. Đồng thời, ranh giới của các thửa đất có trên bản đồ địa giới địa phương vì thế nếu có tranh chấp về đất đai liền kề mà không thể tự giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết.

Án phí tranh chấp ranh giới đất đai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
  • Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Ai phải nộp tạm ứng án phí hay án phí về tranh chấp ranh giới đất đai?

Án phí tranh chấp ranh giới đất đai là bao nhiêu?

Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Như vậy, người chịu án phí có thể hiểu như sau:

  • Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí: Khi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm (theo khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
  • Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. Hay nói cách khác, nếu thắng kiện thì bị đơn (người bị kiện) phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.

Cách xác định án phí trong vụ án tranh chấp đất đai

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định quy định tại (Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14) như sau:

  • Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Đối với tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác
  • Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.
  • Nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.
  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì phải chịu án phí không có giá ngạch.
  • Bên cạnh đó phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

Trường hợp kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Án phí tranh chấp ranh giới đất đai là bao nhiêu?”. Nếu quý khách có nhu cầu chuyển tên sổ đỏ cho con, giá thu hồi đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, giá đất đền bù giải tỏa, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi nào phải nộp án phí tranh chấp đất đai?

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí tùy theo cấp xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) và tùy theo vụ việc tranh chấp.
Khi bắt đầu khởi kiện vụ án giải quyết tranh chấp đất đai, người nộp đơn khởi kiện (nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) sẽ là người thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp miễn án phí trong vụ án tranh chấp đất đai

Trẻ em là người dưới 16 tuổi (theo Điều 1 – Luật Trẻ em số 102/2016/QH13);
Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;
Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động (theo Điều 2 – Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12);
Người khuyết tật;
Người có công với cách mạng theo khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được sửa đổi bổ sung số 04/2012/UBTVQH13;
Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Giảm nộp tiền phí Tòa án tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định đối tượng được giảm tiền án phí dân sự tranh chấp đất đai là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí (như cháy nhà; lũ lụt; dịch bệnh;…) và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí  tranh chấp đất đai mà người đó phải nộp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm