Thời hạn khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?

bởi Nguyen Duy
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?

Chào Luật sư X, tôi và hàng xóm xảy ra một số mâu thuẫn nên anh ta muốn xây rào chắn giữa nhà chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi lại tiếp tục phát sinh tranh chấp về ranh giới đất vì không xác định chính xác được đúng ranh giới ở đâu để xây rào. Vậy nếu tôi muốn khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé nhé.

Căn cứ pháp lý

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về thời hiệu như sau:

  • Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
  • Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015.

Thế là là ranh giới đất đai, Tranh chấp đất đai

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ

Ranh giới sử dụng đất đai Được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất

Nội dung khởi kiện vụ án tranh chấp về đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất: tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất, mảnh đất nào đó. Trong dạng tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp về lấn chiếm ranh giới, lối đi; tranh chấp về một thửa đất hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự như: cho mượn, cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Thời hiệu khởi kiện bắt đầu như thế nào?

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (cụ thể là tranh chấp đất đai) được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Thứ hai, chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Thứ ba, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra các trường hợp trên.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

Một là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.

Hai là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thời hiệu khởi kiện tranh chấp ranh giới đất là bao lâu?”. Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai… của chúng tôi;, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp ranh giới đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng).
Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
Tranh chấp đất đai về ranh giới là một dạng tranh chấp diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Khi phát sinh tranh chấp đương sự phải trải qua một quá trình giải quyết theo trình tự, thủ tục mà luật định nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Tuy nhiên, để giảm thiểu thời gian và công sức, khi phát sinh tranh chấp các đương sự nên ngồi lại và thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Hòa giải tranh chấp đất đai có phải là thủ tục bắt buộc không?

Điều kiện để có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai là phải có biên bản hòa giải không thành. Do đó, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc để Tòa án nhân dân thụ lý hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai.

Cách xác định ranh giới thửa đất như thế nào cho đúng luật?

Khi có tranh chấp ranh đất thì xác định ranh giới đất như thế nào? Quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 đã chỉ ra những cách xác định ranh đất như sau:
Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận
Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Bên cạnh đó, tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT hướng dẫn một cách cụ thể về cách xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm