Các bản án về lĩnh vực dân sự khá phổ biến trong cuộc sống và những bản án này cũng thuộc thẩm quyền xử lý của Tòa án nhân dân. Nội dung của các bản án này đa phần về các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, các bản án dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ có một chút khác biệt với những bản án thông thường. Hãy cùng Luật sư X tìm về vấn đề “Bản án dân sự có yếu tố nước ngoài” qua bài viết sau đây nhé!
Bản án dân sự có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 663 Bộ luật dân sự 215 có quy định
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Thông thường để xem xét một quan hệ pháp luật người ta hay tiếp cận ở các góc độ chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý. Ở đây cũng không là ngoại lệ, một quan hệ dân sự được cho là có yếu tố nước ngoài nếu nó thỏa mãn một trong các điều kiện về chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý.
Về chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Về sự kiện pháp lý: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.
Về khách thể: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, một quan hệ dân sự sẽ được coi là có yếu tố nước ngoài khi quan hệ đó thỏa mãn ít nhất một trong ba dấu hiệu nước ngoài kể trên, hoặc dấu hiệu chủ thể hoặc sự kiện pháp lý hoặc đối tượng là tài sản của quan hệ, thì quan hệ đó là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và được điều chỉnh bởi các quy định của Phần Thứ Năm của Bộ luật dân sự 2015.
Điều kiện về chủ thể
Điều kiện về chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Trong một quan hệ pháp luật bao giờ cũng có hai bên hoặc có thể nhiều bên, yêu cầu đặt ra là chỉ cần một trong các bên tham gia quan hệ, mà không nhất thiết phải cả hai bên hoặc nhiều bên, là cá nhân nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài. Khi đó quan hệ dân sự sẽ được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hay nếu điều kiện yếu tố nước ngoài về chủ thể thỏa mãn thì quan hệ dân sự đó chắc chắn là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà không cần xem xét các yếu tố khác ví dụ quan hệ xảy ra ở đâu, đối tượng của quan hệ là gì.
Để xác định một cá nhân là người nước ngoài hay không thì căn cứ pháp luật phổ biến nhất là dựa vào dấu hiệu quốc tịch. Quốc tịch là mối quan hệ chính trị, pháp lý của một cá nhân với một nhà nước. Một cá nhân nước ngoài có thể bao gồm người có một quốc tịch nước ngoài, người có nhiều quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch. Người có một quốc tịch nước ngoài là công dân nước ngoài. Người này chỉ có một quốc tịch nước ngoài duy nhất và đó không phải quốc tịch Việt Nam. Thông thường một người sẽ có một quốc tịch, nhưng cũng có thể xảy ra các trường họp là một người có thể có nhiều quốc tịch hoặc không có quốc tịch. Neu một người có nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch nào cả tuy về mặt pháp lý là khác nhau, bởi người có nhiều quốc tịch tức là họ là công dân của nhiều nước, họ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của nhiều nước; còn người không quốc tịch thì không phải là công dân nước nào nên rõ ràng giữa hai loại chủ thể này có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ. Song dù không giống nhau về quyền và nghĩa vụ nhưng cả hai loại chủ thể này đều giống nhau là họ không có quốc tịch Việt Nam nên Việt Nam sẽ đối xử với họ về cơ bản là như nhau, đều là người nước ngoài.
Một chủ thể nữa mà điều luật này đề cập tới đó là pháp nhân nước ngoài. Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hoặc thừa nhận theo pháp luật một nước nhất định. Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân có quốc tịch nước ngoài. Khác với cá nhân, pháp nhân không có tình trạng không quốc tịch hay nhiều quốc tịch, nhưng với pháp nhân thì câu hỏi lại ở khía cạnh khác, đó là vậy những tổ chức nào là pháp nhân, và nếu là pháp nhân thì đó là pháp nhân của nước nào hay quốc tịch của pháp nhân được xác định dựa trên căn cứ pháp lý nào? Các vấn đề đó tùy thuộc quy định của từng quốc gia, pháp luật quốc gia sẽ quy định các tiêu chuẩn để một tổ chức được thừa nhận có tư cách pháp nhân, và các quy định đó có thể không giống nhau giữa các nước. Pháp luật các quốc gia cũng có những quy định khác nhau trong việc xác định quốc tịch của pháp nhân, có nước căn cứ vào nơi thành lập pháp nhân, có nước căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân, cũng có nước xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên căn cứ nơi diễn ra hoạt động kinh doanh chủ yếu của pháp nhân… Khi pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia vào các quan hệ dân sự, nó sẽ làm cho quan hệ dân sự đó trở thành quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Có một điểm cần lưu ý đó là theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì nhà nước cũng là một pháp nhân phi thương mại, chỉ có điểm đặc biệt là khi nhà nước tham gia vào quan hệ dân sự nhà nước sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Ví dụ: Nhà nước nước ngoài tham gia một quan hệ dân sự thì quan hệ đó cũng vẫn là một quan hệ dân sự có yểu tố nước ngoài, mặc dù một bên tham gia là nhà nước, nhưng lúc này nhà nước được xem xét với tư cách như một pháp nhân.
Như vậy, nếu chủ thể tham gia quan hệ dân sự một bên là cá nhân nước ngoài, hoặc pháp nhân nước ngoài, còn bên kia của quan hệ có thể là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì quan hệ đó là quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài.
Điều kiện về sự kiện pháp lý
Trường hợp các bên tham gia quan hệ dân sự đều là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài thì quan hệ đó cũng được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Căn cứ này không dựa vào dấu hiệu quốc tịch của chủ thể để xem xét yếu tổ nước ngoài mà căn cử vào sự kiện pháp lý. Một quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi, chẩm dứt… luôn dựa trên một sự kiện pháp lý nhất định ví dụ sự kiện ký kết hợp đồng giữa các bên chủ thể. Nếu sự kiện ký kết hợp đồng đó diễn ra ở nước ngoài, mặc dù các bên ký kết hoàn toàn là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì quan hệ họp đồng này cũng là quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tương tự như vậy nếu một quan hệ dân sự được thay đổi, thực hiện, chấm dứt xảy ra ở nước ngoài thì cho dù các chủ thể là các cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì quan hệ đó cũng là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Điều kiện về đối tượng của quan hệ
– Điều kiện về đối tượng của quan hệ: Nếu các chủ thể là cá nhân, pháp nhân Việt Nam, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ cũng xảy ra ở Việt Nam nhưng đổi tượng của quan hệ đó ở nước ngoài thì quan hệ đó cũng được coi là có yếu tố nước ngoài. Thông thường các quan hệ dạng này là những quan hệ liên quan đến tài sản, và đó là các tài sản hữu hình.
Ví dụ: hai cá nhân Việt Nam tranh chấp quyền sở hữu đối với một tài sản đang tồn tại ở nước ngoài.
Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Khoản 1 Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
Để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải căn cứ vào các quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật quốc gia của Việt Nam. Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có đặc điểm nổi bật là có sự liên quan tới ít nhất là hai hệ thống pháp luật của các nước khác nhau, đó là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của một nước ngoài hoặc thậm chí là nhiều hệ thống pháp luật của nhiều nước ngoài khác nhau. Hệ thống pháp luật nước nào sẽ được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ đó hay pháp luật áp dụng đối với quan hệ đó là pháp luật nước nào sẽ được quy định trong các quy phạm xung đột thống nhất của điều ước quốc tể mà Việt Nam là thành viên hoặc quy phạm xung đột thông thường của pháp luật Việt Nam. Mặc dù điều luật không nói rõ ràng nhưng trong cách hành văn cũng như căn cứ vào các nguyên tắc chung khi áp dụng pháp luật thì thứ tự để xem xét việc xác định pháp luật áp dụng phải căn cứ trước hết vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu không có điều ước quốc tế hoặc có điều ước quốc tế nhưng điều ước quốc tế đó không quy định về vấn đề xem xét thì lúc đó các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yểu tố nước ngoài.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự
- Bản án phúc thẩm dân sự có hiệu lực khi nào?
- Xin giấy xác nhận dân sự ở sở tư pháp
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
- Giấy bảo lãnh trách nhiệm dân sự
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Bản án dân sự có yếu tố nước ngoài”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Bản án dân sự là phản ánh kết quả xét xử một vụ án dân sự cụ thể của một toà án có thẩm quyền nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đưa ra các quyết định của toà án về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án.
Bản án sơ thẩm dân sự là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
– Nhóm thứ nhất là vụ án có bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nhóm này bao gồm 2 loại vụ án:
– Nhóm thứ hai là vụ án mà bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nhóm này bao gồm 2 loại vụ án:
– Cuối cùng là nhóm vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.