Cố ý gây thương tích có tích là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể bị xử phạt hành chính hay hình sự tùy vào mức độ gây thương tích. Nếu có tính chất côn đồ sẽ bị xử phạt nặng hơn. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Bản án tội Cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ” qua bài viết sau đây nhé!
Cố ý gây thương tích là gì?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích
Tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Ngoài mức phạt trên, các khung hình phạt tăng nặng khác với Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 như sau:
Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
– Phạm tội 02 lần trở lên;- Tái phạm nguy hiểm;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:- Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:- Làm chết người;
– Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong hai trường hợp:
– Làm chết 02 người trở lên;- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội cố ý gây thương tích có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm, tù chung thân.
Ngoài ra, người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (theo khoản 6 Điều 134).
Bản án tội Cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định “phạm tội có tính chất côn đồ” là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015). Ngoài ra, tình tiết “có tính chất côn đồ” còn được xem là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của 02 tội phạm cụ thể: Tội giết người (Điều 123) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134).
Vậy theo quy định hiện hành, cần hiểu thế nào là “có tính chất côn đồ” trong vụ án hình sự?
“Côn đồ” theo từ điển tiếng việt được hiểu là kẻ chuyên gây sự, hành hung, có những hành động ngang ngược, thô bạo.
Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 giải thích “có tính chất côn đồ” là hành động của những tên:
– Coi thường pháp luật;
– Luôn phá rối trật tự trị an;
– Sẵn sàng và thích dùng vũ lực để uy hiếp người khác;
– Vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự người khác.
Hiện nay, Án lệ số 17/2018/AL có xác định yếu tố được đánh giá là “có tính chất côn đồ” là việc: “chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với nhau mà tội phạm đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân.”
Nhìn chung, hành vi “có tính chất côn đồ” có những đặc điểm sau:
– Thứ nhất, về tính chất mức độ nguy hiểm của yếu tố “côn đồ” được xem xét trong các trường hợp xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, đặc biệt là cố ý gây thương tích và giết người. Theo đó, tính chất “côn đồ” được thể hiện chủ yếu nhất là trong hành vi người thực hiện tội phạm sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực, cố ý dùng các phương tiện, vũ khí sắt, nhọn, nguy hiểm và có tính sát thương cao như mã tấu, dao phay, kiếm, súng,… tác động mạnh như đâm, chém, bắn,… vào các vùng trọng yếu của cơ thể như đầu, ngực, lưng, bụng,…. Nhờ vậy, khả năng gây thương tích cho nạn nhân cao hơn và nguy hiểm hơn nhiều so với các hành vi thông thường và hậu quả dẫn đến chết người là không thể tránh khỏi. Bằng các phương thức thực hiện tội phạm này, người phạm tội nhanh chóng và dễ dàng đạt được mục đích của mình trong sự ghê rợn của nạn nhân cũng như mọi người xung quanh.
– Thứ hai, đối tượng thực hiện hành vi “có tính chất côn đồ” thường là những người coi thường pháp luật, thường xuyên phá rối trật tự trị an. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các đối tượng này là những người trình độ thấp, ít học, thất nghiệp, ăn chơi lêu lỏng và là thành phần của nhiều tệ nạn xã hội khác. Do đó, những đối tượng này có trình độ và ý thức pháp luật kém, thường có nhân thân xấu, đã có tiền án, tiền sự. Một trong những hành vi phổ biến hiện nay là thích gây sự, hành hung người khác, gây rối trật tự công cộng và nền tảng của “tính chất côn đồ” cũng được hình thành từ những hành vi sai trái nhỏ này.
Thứ ba, nguyên nhân để thực hiện hành vi phạm tội được xác định “có tính chất côn đồ” hay không cũng là yếu tố cần được xem xét. Chỉ cần vì những nguyên nhân nhỏ nhặt, vô cớ hoặc vì những duyên cớ vô lí thì họ đã có thể thực hiện hành vi phạm tội. Những nguyên nhân này rất đơn giản và nhỏ nhặt như việc chỉ cần người khác có biểu hiện thái độ với đối tượng này, mà họ cho là vô lễ hay khinh thường họ thì hành vi hành hung đã có thể xảy ra. Hay những nguyên nhân khách quan vô lí khác như trả thù thay cho đàn anh, đàn em của họ. Hay thậm chí là tư tưởng chỉ cần thích là đánh.
– Ngoài ra, một số yếu tố khách quan khác cũng thể hiện được “tính chất côn đồ”. Sự chuẩn bị, trang bị vũ khí, phương tiện thực hiện tội phạm như mã tấu, dao phay, kiếm,… thể hiện ý chí mong muốn tước đoạt sức khỏe, tính mạng của người khác một cách hung hãn, côn đồ. Động cơ và mục đích thực hiện tội phạm cũng rất vô lí, như là chỉ để dọa nạt, uy hiếp người khác, bắt người khác phải khuất phục mình,… hay nguy hiểm hơn là muốn tước đoạt tính mạng người khác. Hơn nữa, tương quan lực lượng trong những vụ án này thường rất chênh lệch, chủ yếu là đánh hội đồng 3 – 4 người cùng đánh 1 người. Ngoài ra, thời gian, địa điểm, không gian tội phạm được thực hiện cũng thể hiện yếu tố côn đồ trong vụ án hình sự.
Cũng cần phân biệt giữa “côn đồ” với “phạm tội có tính chất côn đồ”. Khi nói đến một con người côn đồ là nói đến một chủ thể cụ thể, còn “có tính chất côn đồ” là chỉ hành vi của con người khi thực hiện tội phạm. Một con người côn đồ khi thực hiện hành vi phạm tội chưa chắc đã có tính chất côn đồ.
Tại điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS 2015 về nguyên tắc xử lý, quy định:
“Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”. Vậy côn đồ trong trường hợp này là con người “côn đồ” hay “phạm tội có tính chất côn đồ”.
Theo đó, quy định trên áp dụng với con người có bản chất côn đồ, còn người “phạm tội có tính chất côn đồ” đã được pháp luật hình sự quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tăng nặng định khung hình phạt, là tình tiết được xem xét khi quyết định hình phạt thì không nên áp dụng điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS 2015 nhằm thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đồng thời bảo đảm tính nhân đạo, khoan hồng của pháp luật hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Bản án tội Cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đổi tên đệm trong giấy khai sinh gốc, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) có thể bị phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm, tù chung thân. Nếu hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới mức chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính đến 03 triệu đồng.
Do hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Trường hợp người bị gây thương tích chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại, không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì có thể gửi đơn kiến nghị bồi thường thiệt hại đến cơ quan cảnh sát điều tra theo mẫu đơn kiến nghị hoặc gửi đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại đến Tòa án có thẩm quyền.