Thông thường, người thân sẽ là người chủ yếu đi thăm phạm nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn bè của phạm nhân cũng có mong muốn được vào thăm phạm nhân. Vậy thì theo quy định của pháp luật, bạn bè có được vào thăm phạm nhân không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bạn bè có được vào thăm phạm nhân không?
Tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định đối tượng được gặp phạm nhân bao gồm:
1. Thân nhân được gặp phạm phận gồm: ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.
Theo quy định trên, các cá nhân khác ngoài thân nhân như bạn bè có thể được gặp phạm nhân nếu được thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân đồng ý.
Làm thế nào để được vào thăm phạm nhân?
Thủ tục giải quyết cho thăm nuôi phạm nhân (phạm nhân gặp thân nhân), đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác được quy định tại Điều 5 Thông tư 14, theo đó:
Đối với thân nhân
- Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có số hoặc không có tên trong sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.
- Có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 như sau:
- Thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
- Đối với phạm nhân là người nước ngoài, trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc.
- Trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm tá lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.
Đối với người không phải thân nhân
- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận)
- Có một trong những giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Lưu ý:
– Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
– Phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng thì phải có các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân;
Đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành;
Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.
Yêu cầu khi đến thăm phạm nhân
Theo Điều 6 Thông tư 14, người được vào thăm phạm nhân phải có trách nhiệm như sau:
– Phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân; tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác.
– Không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an.
– Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân; và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.
– Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt; bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai; và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.
– Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; trừ người dân tộc thiểu số; và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác.
Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Bạn bè có được vào thăm phạm nhân không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc để hưởng các dịch vụ tư vấn luật vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Điều kiện để vợ được gặp chồng đang chấp hành án phạt tù tại phòng thăm riêng
- Điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù
- Phạm nhân trong trại giam được ăn Tết như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Phạm nhân là người đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn hoặc không thời hạn và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; thì được hưởng những chế độ. Theo quy định tại Điều 51 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:
– Phạm nhân nữ có thai được bố trí nơi giam hợp lý; được khám thai định kỳ; hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động; được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.
– Được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con.
– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện; có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân;…
Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng;
Mỗi lần gặp không quá 01 giờ, khi được sự cho phép của giám thị trại giam; thì thời gian thăm nuôi có thể kéo dài hơn nhưng không quá 3 giờ.
Số lượng người thăm nuôi là không quá 3 người/ lần.
Những phạm nhân chấp hành tốt quy chế trại giam trong quá trình cải tạo có sự ghi nhận; và khen thưởng của Giám thị trại giam thì được tạo điều kiện gặp vợ (đối với phạm nhân nam); hoặc chồng (đối với phạm nhân nữ) trong phòng riêng trong thời gian không quá 24h. Những trường hợp này còn được xem xét cho phép ăn cơm cùng phạm nhân; tại căng tin trong thời gian không quá 60 phút.
Những phạm nhân dưới 18 tuổi được ưu tiên; cho phép gặp người thân tối đa là 3 lần/tháng