Chào Luật sư, tôi có mở một của hàng tạp hóa nhỏ, những mặt hàng đều dưới 200.000 đồng. Luật sư cho tôi hỏi Bán hàng dưới 200.000 đồng/lần có phải lập hóa đơn? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bán hàng dưới 200.000 đồng/lần có phải lập hóa đơn? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bán hàng dưới 200.000 đồng/lần có phải lập hóa đơn?
Tại Khoản 1 Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.[…]”
Như vậy, khi bán hàng hóa, dịch vụ có đơn giá dưới 200.000 đồng mỗi lần thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Mua hóa đơn lẻ tự tạo hóa đơn lẻ dưới 200.000đ
Theo quy định về Quy định hoá đơn bán lẻ dưới 200k tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi phí có chứng từ chỉ được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, những chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Các trường hợp thường gặp phải là:
+ Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
+ Các khoản chi phí đã phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp như mua phải hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn không thông báo phát hành với cơ quan thuế, hóa đơn đã hủy bỏ cắt góc….
Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn : VAT, hóa đơn bán hàng ( hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục: thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp thuận cho lưu hành , có hợp đồng, mẫu hóa đơn và thanh lý với nhà in hóa đơn… và đã được cơ quan thuế duyệt hoặc mua hóa đơn thông thường do cơ quan thuế cấp phát hoặc doanh nghiệp áp dụng trực tiếp thuế GTGT trên doanh thu).
Với hóa đơn lẻ: Những chi phí theo các này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép doanh nghiệp tự in, tự tạo hay đi in. Mà họ tự mua trôi nổi trên thị trường rồi ghi vào,dù giá thanh toán lớn hay nhỏ hơn 200.000 đ đều ko được bên thuế chấp nhận do đó dẫn đếnkhông hợp lệ, chỉ xem nó là chi phí kế toán còn với thuế khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK: các khoản ko được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%0.
Về thuế TNDN: Bị xuất toán không được xem là chi phí hợp lý hợp lệ
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 201x phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 = xxxx của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.
Các mặt hàng được phép lập bảng kê mà không cần phải có hóa đơn?
Theo Quy định hoá đơn bán lẻ dưới 200k thì doanh nghiệp mua của hộ cá nhân không kinh doanh tự trồng trọt và bán tại vườn (không phải mua lại của đại lý hay thương lái).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng trong các tình huống sau:
+ Mua đất, đá, sỏi cát của hộ gia đình, ca nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.
+ Mua hàng hóa nông sản, thủy sản, hải sản của người SX đánh bắt trực tiếp bán ra
+ Mua hàng thủ công làm từ cói, đay, tre, lứa, lá song, mây, rơm, vở dừa hoặc nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp của người SX thủ công không KD trực tiếp bán ra.
+ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.
+ Mua đồ dùng, dịch vụ, tài sản của cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra.
+ Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân KD (không gồm các trường hợp trên) có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.
Hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản bàn giao hàng hóa
+ Hợp đồng mua bán
+ Chứng từ thanh toán: chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tiền mặt
+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT-BTC).
Trường hợp dưới 200.000 không phải xuất hóa đơn
Căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ:
Tại Điều 16 về lập hóa đơn như sau:
“2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Tại Điều 18 về bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn:
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Theo đó:
+ Người mua không lấy hóa đơn thì lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày
+ Việc áp dụng đối với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đ không phải xuất hóa đơn chỉ áp dụng cho Bên Bán hàng còn bên Mua hàng muốn là chi phí hợp lý thì phải có hóa đơn dù dưới 200.000 hay trên 200.0000 trừ các trường hợp được lập bảng kê
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Bán hàng dưới 200.000 đồng/lần có phải lập hóa đơn? Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục thi tuyển công chức mới nhất 2022
- Chủ doanh nghiệp có tham gia công đoàn không?
- Công an có tham gia Công đoàn không?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật lấy điểm mốc để lập hóa đơn là 200.000 đồng.
Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ;
Trong bất cứ giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ nào cũng phải có hoá đơn, lập hoá đơn cũng là trách nhiệm của người bán hàng;
Hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, cũng là người lưu giữ hoá đơn, kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, hoàn thuế…
Hoá đơn đỏ hợp lệ hoá đơn viết đúng theo Nguyên tắc quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC như sau:
Bao gồm đầy đủ nội dung bắt buộc trên hoá đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của hai bên giao dịch mua bán;
Tên hàng hoá, dịch vụ phải gồm các chỉ tiêu như đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền (ghi bằng cả số và chữ);
Hai bên mua bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán, ngày tháng năm lập hoá đơn.