Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm?

bởi Lò Chum
Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm

Thưa luật sư, hàng xóm ngay cạnh nhà tôi mới chuyển đến thế chỉ có hai cha con. Ông bố suốt ngày uống rượu rồi về đánh chửi vợ, con; Nhiều lần còn lăng mạ, xỉ nhục con, rồi đuổi con ra khoi nhà. Tôi muốn hỏi luật sư, hành vi của ông bố có bị vi phạm không? Đó có phải hành vi bạo hành con không? Mong luật sư tư vấn.

Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực gia đình gây nhức nhối trong dư luận; khi những người cha, người mẹ có thể ra tay đánh đập, bạo hành chính con đẻ của mình; và những đứa trẻ bị bạo hành một cách tàn bạo suốt một thời gian dài.

Bạo hành trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội khi mà hậu quả do nó mang lại có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn. Vậy hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị pháp luật xử thế thế nào? Đặc biệt là trường hợp Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm. Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người, để giải đáp cho tất cả những cái thắc mắc đó; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Các hành vi bạo hành gia đình là gì ?

Theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

– Cưỡng ép quan hệ tình dục;

– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Hành vi bạo lực như trên cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm
Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Tình yêu thương giữa cha mẹ và CON CÁI trong gia đình là điều hiển nhiên và cũng là một trong những nét đẹp truyền thống, đạo đức được gìn giữ từ xưa đến nay. Cha mẹ là tấm gương, là những người có tiếp xúc gần và nhiều nhất đến con cái. Chính vì thế, phần lớn con cái chịu ảnh hưởng nhiều từ hành vi, lối sống của cha mẹ. Nhận thấy tầm quan trọng của cha mẹ đối với đời sống của con cái, pháp luật cũng đặt ra những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục; để con được phát triển lành mạnh trên mọi phương diện
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên; nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ điều kiện tài chính để tự nuôi mình.
  • Thực hiện các quy định về giám hộ hoặc đại diện theo các quy định; của Bộ luật Dân sự 2015
  • Các hành vi cấm cha mẹ thực hiện: phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động; của con cái, xúi giục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Xử lý hành vi bạo hành con cái

Theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; và gây tổn hại đến các thành viên trong gia đình,

  • Người có hành vi bạo lực phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp; của cộng đồng và chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
  • Đồng thời, người có hành vi bạo lực phải nghiêm túc; chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc xử lý hành vi bạo lực.
  • Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tình trạng tổn thương; của nạn nhân như: đưa đi điều trị, chăm sóc nạn nhân.
  • Thực hiện việc bồi thường thiệt hại nếu nạn nhân có yêu cầu.

Xử phạt vi phạm hành chính

Đối với hành vi bạo hành con cái, người có hành vi bạo hành có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng hoặc bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào từng trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái có thể bị truy cứu trách nhiệm; hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự hiện hành hoặc Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134; Bộ luật Hình sự hiện hành.

Cha mẹ bạo hành con cái có bị đi tù không?

Ngoài việc bị xử lý theo pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các cơ sở pháp lý kể trên.

Cụ thể,

  • Nếu bị truy cứu về Tội hành hạ người khác, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.
  • Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt; cải tạo không giam giữ đến 03 năm; tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN; tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Như vậy, khi có hành vi bạo hành con cái, cha mẹ hoàn toàn có thể bị ngồi tù; do hành vi nguy hiểm dẫn đến phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Báo cơ quan nào khi trẻ em bị cha mẹ bạo hành

Khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân; phải thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc các hình thức khác với các cơ quan; sau đây: UBND cấp xã, Công an cấp xã, đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 111 hoặc 18001567, các cơ quan lao động – thương binh; và xã hội các cấp để kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi bạo hành trẻ em.

a

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Bạo hành con cái đi tù bao nhiêu năm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xin trích lục hộ khẩu gốc tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cha mẹ có quyền đánh con hay không?

Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con.
Ngoài ra, theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia định 2007 nêu rõ các hành vi bị cấm gồm có hành hạ, ngược đãi, đánh đập… xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình.
Như vậy có thể thấy, mọi hành vi đánh đập, ngược đãi, hành hạ … con cái của cha mẹ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi trẻ em là đối tượng mỏng manh, dễ bị tổn thương và không thể tự bảo vệ mình

Thế nào là bạo hành trẻ em?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Còn tại Việt Nam, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Bố mẹ đánh đập con cái sẽ bị truy cứu hình sự về tội cố ý gây thương tích không?

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
……………….”
Theo quy định Bộ luật Hình sự trên; thì bố mẹ đánh đập con cái gây thương tích dưới hay trên 11% với con dưới 16 tuổi; có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm