Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào?

bởi Gia Vượng
Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào?

Nếu chúng ta đã nghe nhiều về bảo hiểm nhân thọ, thì không nên bỏ qua bảo hiểm phi nhân thọ, bởi cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống. Bảo hiểm nhân thọ được thiết kế để đảm bảo tính bền vững tài chính cho gia đình và người thân sau khi chủ sở hữu bảo hiểm qua đời. Tuy nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ cũng không kém phần quan trọng. Loại bảo hiểm này tập trung vào việc bảo vệ chủ nhân của nó trong suốt thời gian sống. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm nhiều loại, hãy cùng LSX tìm hiểu về nội dung Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào? tại bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào?

Bảo hiểm phi nhân thọ là một giải pháp thực sự tuyệt vời để đối mặt với những tình huống khó lường trong cuộc sống. Có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tai nạn và bệnh tật đều có thể ập đến không cần báo trước, và đôi khi chúng đem lại những tác động không mong muốn đến cuộc sống của chúng ta. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, bảo hiểm phi nhân thọ chính là điểm tựa vững chắc giúp chúng ta vượt qua khó khăn và tránh những khó khăn tài chính.

Tại khoản 14 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:

 Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người: Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, tử vong thì doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh: Là sản phẩm bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại: Là sản phẩm bảo hiểm cho tài sản gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản

– Bảo hiểm hàng không: Là bảo hiểm dành cho hoạt động của máy bay và những rủi ro trong khi vận chuyển bằng đường hàng không (bao gồm hàng hóa và con người).

– Bảo hiểm xe cơ giới: Là bảo hiểm dành cho xe cơ giới bồi thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro về con người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe.

– Bảo hiểm cháy, nổ: Là sản phẩm bồi thường cho các thiệt hại xảy ra về tài sản của người tham gia bảo hiểm khi không may xảy ra cháy, nổ.

Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào?

– Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không: Là sản phẩm bảo hiểm bồi thường cho rủi ro của các loại hàng hóa trong quá trình được vận chuyển.

– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Là bảo hiểm bồi thường cho các thiệt hại đối với thân tàu và các rủi ro mà chủ tàu phải chi trả với thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra.

– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính: Là bảo hiểm đảm bảo cho những khoản vay tại ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ mà không trả được nợ.

Nội dung hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ là một sự lựa chọn đáng giá khi đối mặt với những tình huống khó lường trong cuộc sống. Cuộc sống đầy biến đổi và không thể nào dự đoán trước được những gì sẽ xảy ra. Khu mua bảo hiểm này, cần lưu ý đến nội dung của hợp đồng bảo hiểm

Tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023 quy định tại nội dung hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

– Đối tượng bảo hiểm;

– Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

– Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;

– Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

– Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

– Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Phân biệt bảo hiểm phi nhân thọ với bảo hiểm nhân thọ?

Tiêu chíBảo hiểm phi nhân thọBảo hiểm nhân thọ
Hình thứcĐóng một lần sau khi ký hợp đồng.Định kỳ đóng phí là tháng, quý, 6 tháng, năm.
Thời hạnThường từ 01 – 02 năm hoặc ngắn hơn.Thường từ 10 – 20 năm hoặc trọn đời.
Phạm viBảo vệ đối với con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.Bảo vệ con người liên quan đến bệnh; khám ngoại trú theo hóa đơn, theo định mức; bảo lãnh viện phí; tử vong (chi trả thường ít hơn bảo hiểm nhân thọ).Bảo vệ đối với con người gồm:- Trợ cấp nằm viện, phẫu thuật, cấp cứu.- Chi trả bệnh hiểm nghèo, bênh lý nghiêm trọng.- Thương tật.- Tử vong do bệnh tật, tai nạn.
Thay đổi phí bảo hiểm– Xác suất rủi ro.- Số tiền bảo hiểm.- Giá trị đối tượng được bảo hiểm.– Tuổi tác và sức khỏe.- Định kỳ đóng phí.- Số tiền bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thườngSố tiền chi thường thường theo định mức, khi tử vong chi trả ít.Số tiền chi trả bảo hiểm rất lớn khi xảy ra rủi ro tử vong, tai nạn.
Tích lũy– Không mang tính tích lũy.- Đáo hạn hợp đồng không được hoàn lại phí đã đóng.– Có tính tích lũy.- Được trả tiền đáo hạn hợp đồng.- Hưởng lãi suất hoặc lãi chia.
Ý nghĩaBảo vệ trước các rủi ro bất ngờ cho con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.Bảo vệ trước các rủi ro bất ngờ cho con người.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Bảo hiểm phi nhân thọ gồm những loại nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về luật về thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Bên mau bảo hiểm phi nhân thọ có những quyền gì?

Bên mua bảo hiểm phi nhân thọ có các quyền sau đây:
– Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
(Nội dung mới bổ sung)
– Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
– Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên mua bảo hiểm phi nhân thọ có những nghĩa vụ gì?

Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
– Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;
(Nội dung mới bổ sung)
– Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;
– Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín được khuyên chọn?

Dưới đây là một số các công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín mà bạn đọc có thể tham khảo:
1 – Bảo hiểm PVI
2 – Bảo hiểm Bảo Việt
3 – Bảo hiểm Vietinbank
4 – Bảo hiểm Pjico
5 – Bảo hiểm BIC
6 – Bảo hiểm Bảo Minh
7 – Bảo hiểm MIC
8 – Bảo hiểm PTI
9 – Bảo hiểm Liberty
10 – Bảo hiểm Hàng Không 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm