Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chế cho những người còn sống được tiến hành dựa tên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng nơi. Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,… Khi còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản này vào lưu thông dân sự hoặc lập di chúc cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết. Vậy Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Quy định pháp luật về thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
- Chi phí cho việc bảo quản di sản.
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
- Tiền công lao động.
- Tiền bồi thường thiệt hại.
- Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
- Tiền phạt.
- Các chi phí khác.
Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế?
Theo khoản 1 điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Theo điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015, kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Như vậy, có thể hiểu sau khi người để lại tài sản chết thì những người thừa kế được quyền chia tài sản thừa kế. Tuy nhiên, căn cứ điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015, các trường hợp sau đây sẽ hạn chế phân chia di sản thừa kế:
Thứ nhất, theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Ví dụ 1: Trong nội dung di chúc người lập yêu cầu “sau khi chết 2 năm, những người được hưởng tài sản theo di chúc mới được quyền chia tài sản thừa kế”. Như vậy, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày người để lại di sản chết thì không được phân chia tài sản thừa kế.
Ví dụ 2: Tất cả những người thừa kế thỏa thuận “trong vòng 5 năm kể từ ngày người để lại di sản chết không được phân chia tài sản thừa kế (dù người lập di chúc không yêu cầu)” thì việc hạn chế phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo thỏa thuận này.
Thứ hai, trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 3 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.
Ví dụ 3: Trường hợp người chồng mất, cha mẹ chồng yêu cầu chia căn nhà chung của hai vợ chồng (di sản thừa kế duy nhất) cho cha mẹ chồng theo quy định của pháp luật mà việc chia này dẫn đến người vợ khó khăn về chỗ ở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người vợ và các con thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tạm thời chưa chia di sản thừa kế trong một khoảng thời gian nhất định.
Trường hợp di sản thừa kế bị hạn chế phân chia
Pháp luật hiện hành của nước ta có quy định: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Về các trường hợp hạn chế phân chia di sản thì tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
– Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
– Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “ Bao lâu sau khi người thân qua đời mới được chia thừa kế?”.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ LSX để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế như thế nào?
- Cách chia tài sản thừa kế không có di chúc nhanh, đơn giản
- Thời điểm chia di sản thừa kế là khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp di chúc bị thất lạc, hư hại thì nếu trong thời gian yêu cầu chia di sản thừa kế với động sản là 10 năm, với bất động sản là 30 năm từ thời gian mở thừa kế thì tìm đươc di chúc bị thất lạc thì hoàn toàn có thể yêu cầu chia lại di sản thừa kế.
Theo quy định, bạn có thể từ chối nhận di sản trừ khi bạn từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác. Tuy nhiên tại đây nghĩa vụ tài sản này là của cha bạn do đó bạn có thể từ chối nhận di sản. Lưu ý việc từ chối phải được diễn ra trước khi chia thừa kế
rường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ; hoặc chồng còn sống và gia đình; thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng; nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 3 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ; thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.