Bao nhiêu tuổi làm thẻ căn cước công dân theo quy định 2022

bởi Sao Mai
Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước công dân gắn chíp được

Chào Luật sư, sắp tới con tôi chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh để nhập học. Cháu năm nay học lớp lớp 10. Cho tôi hỏi là cháu có đủ tuổi làm căn cước công dân gắn chíp chưa? Làm căn cước công dân gắn chíp ở đâu? Tại nơi nơi chúng tôi cư trú hay Thành phố Hồ Chí Minh? Mong Luật sư giải đáp.

Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Bao nhiêu tuổi làm thẻ căn cước?” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bao nhiêu tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân?

Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rõ:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy, từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, khi làm Căn cước công dân lần đầu, người dân sẽ không phải nộp lệ phí cấp.

Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân, Thẻ Căn cước công dân chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cước công dân cấp lần đầu có hiệu lực đến khi đủ 25 tuổi thì phải đi làm lại. Tương tự, các lần sau sẽ phải làm lại vào năm đủ 40 tuổi, 60 tuổi.

Trường hợp Căn cước công dân được cấp/đổi/cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi như trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip lần đầu như thế nào?

Bước 1: Điền tờ khai thông tin theo mẫu

Đầu tiên, bạn hãy nhớ luôn phải mang theo Sổ Hộ khẩu khi đi làm CCCD gắn chíp. Tiếp đến, bạn điền thông tin vào tờ khai CCCD theo mẫu Tờ khai Căn cước công dân – mẫu CC01 (mẫu Tờ khai cấp CCCD được ban hành kèm theo Thông tư 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019) tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện.

Bạn có thể điền tờ khai này tại nhà hay đến nơi làm thẻ để được cấp rồi điền trực tiếp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ

Sau khi bạn đã xuất trình Sổ Hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hòa thành, cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cũng như thông tin trên Sổ Hộ khẩu và thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho chính xác.

Bước 3: Chụp ảnh và thu thập vân tay

Sau khi các thông tin trùng khớp và chính xác, bạn sẽ được thu thập vân tay và chụp ảnh chân dân. Tiếp đến, bạn kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin CCCD theo mẫu CCO2 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 rồi ký xác nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Ký xác nhận xong, bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả thẻ CCCD. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, Tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ làm CCCD của bạn hoặc trả qua đường bưu điện.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời gian giải quyết hồ sơ không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc và các địa phương khác là không quá 15 ngày làm việc.

Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước công dân gắn chíp được?
Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước công dân gắn chíp được?

Khi nào thì toàn bộ CMND/Căn cước công dân mã vạch đều đã đổi sang Căn cước công dân gắn chíp?

Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

– Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp CMND , CCCD gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp CMND 9 số, thẻ CCCD mã vạch để chuyển sang cấp CCCD gắn chip điện tử. Nghĩa là trước ngày này, nhiều người dân vẫn được cấp CMND, CCCD mã vạch.

CMND có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Đối với những người vừa được cấp CMND cuối tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, người dân mới bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

Còn với những người đủ 40 tuổi, vừa cấp CCCD mã vạch cuối tháng 01/2021 thì đến 60 tuổi (20 năm nữa – năm 2041) họ mới đến tuổi bắt buộc đổi thẻ tiếp theo. Những người đủ 38 tuổi đổi thẻ cuối tháng 01/2021 (được đổi thẻ ở mốc 40 tuổi trước 02 năm) thì đến năm 2043 họ mới phải đổi thẻ.

Công dân xin cấp căn cước công dân gắn chip ở đâu?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định rằng:

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Theo đó, công dân có thể yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip tại nơi thường trú hoặc tạm trú.

Đủ tuổi nhưng không làm căn cước công dân có bị phạt không?

Căn cước công dân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch và thủ tục hành chính tại Việt Nam.

Để quản lý việc sử dụng Căn cước công dân, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân…

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bao nhiêu tuổi làm thẻ căn cước?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến căn cước công dân, hay xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, đổi tên giấy khai sinh, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, có được làm được làm CCCD khi là trẻ mẫu giáo… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy mà người đó không có căn cước công dân thì có bị xử phạt không?

Theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP trong trường hợp này có thể bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Thời hạn sử dụng Căn cước công dân gắn chíp trong bao lâu?

Theo Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:
-Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
-Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Khai sai thông tin khi cấp Căn cước công dân bị phạt ra sao?

Khoản 3, Điều 10, Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với người nào thực hiện một trong những hành vi sau:
– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, thẻ CCCD.
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp CMND, thẻ CCCD.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm