Bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh có cách nào để về nhà không?

bởi HuongGiang
Bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh có cách nào để về nhà không?

Tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát nhanh chóng là vấn đề toàn xã hội quan tâm lúc này. Ở các tỉnh thành hiện nay có rất nhiều người dân không thể trở về nhà. Người lao động, sinh viên,… là những người bị mắc kẹt không thể tìm cách để về nhà, về quê hương của mình. Vậy Bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh có cách nào để về nhà không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi ở TP HCM nhưng bị kẹt hơn một tháng nay tại Kiên Giang sau chuyến công tác. Khu nhà tôi đang tổ chức test Covid-19, có cách nào để quay về không? Rất mong nhân được sự phản hồi của Luật sư! Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Cách ly xã hội theo chỉ thị 16

Chỉ thị 16 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu: “Thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly với thôn bản; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh”. Tuân thủ theo Chỉ thị 16 người dân nên hạn chế di chuyển; chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thuốc men, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa…

Không được tự ý di chuyển trong mùa dịch khi bị kẹt ở tỉnh khác

Ngày 31/7/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1063 chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày đối với 19 tỉnh thành phía Nam. Trong đó có TP HCM, Kiên Giang và Công điện yêu cầu: “Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội theo đúng quy định tại Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trừ những người được chính quyền cho phép. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình”.

Công điện yêu cầu: “Tuyệt đối không để người dân di chuyển ra ngoài địa bàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội theo đúng quy định tại Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trừ những người được chính quyền cho phép. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình”

Bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh có cách nào để về nhà không?

Công điện số 1063 nhằm hạn chế sự di chuyển của người dân để tránh lây lan dịch bệnh rộng. Tuy nhiên công điện cũng nhấn mạnh, những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội; nếu đã kiểm soát được dịch bệnh, có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg; ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0 giờ; ngày 2/8/2021 đến hết ngày 15/8/2021.

Tỉnh thực hiện giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu ở đấy”; gia đình cách ly với gia đình; ấp cách ly với ấp; xã, phường và thị trấn cách ly với xã, phường và thị trấn; huyện, thành phố cách ly với huyện, thành phố; tỉnh cách ly với tỉnh. Tỉnh tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi tỉnh cho tới khi hết giãn cách xã hội; trừ những người được chính quyền cho phép. Vậy cách để người dân bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh về nhà nói chung là có thể di chuyển khỏi tỉnh khi hết cách ly xã hội theo quy định.

Mức phạt cho hành vi vi phạm quy định phòng chống dịch

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc; ra ngoài khi không cần thiết bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng. (Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ).

  2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền đến 1.000.000 đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

   3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

   4. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19; có thể bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng

    5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

     6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người; hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19; thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.

      7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid-19 bị phạt tiền đến 30.000.000 đồng.

……………………

Giải quyết vấn đề

Theo quan điểm của tôi trong trường hợp này, vì lý do bất khả kháng phải về quê bạn cần test covid tại nơi bạn đang sinh sống là Kiên Giang để có xét nghiệm âm tính. Khi về đến TP.HCM bạn phải tự cách ly tại nhà và tuân thủ các quy định về xét nghiệm, cách ly của TP.HCM.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Hi vọng bài viết “Bị kẹt ở tỉnh khác vì dịch bệnh có cách nào để về nhà không?” sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102012

Câu hỏi thường gặp

Phương tiện đi lại trong thời gian giãn cách xã hội?

Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng: “Trong thời gian giãn cách xã hội , phương tiện giao thông cá nhân “hạn chế đi lại” chứ không phải “dừng lưu thông”. Vì vậy người dân chỉ di chuyển khi thật sự cần thiết vì việc hạn chế đi lại sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.

Mặt hàng thiết yếu là gì ?

Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh. Bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. Người dân khi đi ra ngoài với mục đích mua các mặt hàng cần cân nhắc, xem xét kĩ mặt hàng đó có phải là mặt hàng thiết yếu không

4/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm