Ngày 19/2, Công an tỉnh Quảng Ninh; đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lai (39 tuổi) và đồng phạm để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chị Lê Tuyết Hạnh, trú tại TP Hạ Long là nạn nhân, cho biết cuối tháng 11/2021; thông qua mạng xã hội có quen một người và được giới thiệu tham gia đầu tư tài chính vào trang web vuonlanrongnghe.net. Ban đầu chị chỉ đầu tư gói nhỏ nhất là 55.000 đồng; sau một ngày đã có lãi và việc rút tiền cũng rất nhanh. Tiếp tục đầu tư gói 36 triệu đồng thì tiền lãi không thể rút được nữa; và chủ trang web báo lỗi hệ thống, hôm sau làm lệnh rút lại bình thường. Nhiều ngày sau đó việc rút không thể được chị biết mình đã bị lừa. Chắc hẳn trong trường hợp này chị Hạnh và nhiều nạn nhân khác cũng hoang mang. Chính vì vậy; Luật sư X giới thiệu đến bạn đọc bài viết: Bị lừa đảo qua mạng cần làm gì?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bị lừa đảo qua mạng cần làm gì?
Thu thập bằng chứng
Khi bị lừa đảo thì bạn có thể đến trình báo tố cáo tại công an cấp xã; công an cấp xã sẽ lập biên bản tiếp nhận; tiến hành kiểm tra xác minh sơ bộ và chuyển tố giác; tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu đồ vật có liên quan cho cơ quan cấp huyện hoặc có thể đến trực tiếp tới công an cấp huyện nơi mình cư trú để tố cáo hành vi lừa đảo.
Bạn cần phải có bằng chứng rõ ràng; càng cụ thể càng tốt đặc biệt là khi bạn bị lừa đảo qua mạng; thì càng cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi; biên lai chuyển tiền; và thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản; số điện thoại,…Thông tin càng chi tiết, rõ ràng, cụ thể; thì sẽ càng dễ dàng cho cơ quan chức năng giải quyết tin tố giác của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Sử dụng trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác bị phạt thế nào?
- Bóc phốt trên facebook sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Hôi của có bị đi tù hay xử phạt không?
Hồ sơ trình báo công an
Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):
- Đơn trình báo công an
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chipcủa bị hại (bản sao công chứng).
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).
Một số cách để tố cáo khi phát hiện có hành vi lừa đảo:
Cách 1: Gọi điện thoại đến đường dây nóng: 0692348560 của cục Cảnh sát hình sự
Cách 2: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua:
- Hòm thư: online.abei@mic.gov.vn;
- Website: http://tingia.gov.vn;
- Hoặc gọi đến số tổng đài 18008108.
Cách 3: Tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an.
Thủ tục tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:
- Bước 1: Làm đơn tố cáo, nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền. (Qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan)
- Bước 2: Tiếp nhận và xử lý thông tin
- Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo;
- Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo;
- Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Bước 6: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Trên đây là 6 bước cần thực hiện khi làm thủ tục khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
Người có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật tùy vào mức độ vi phạm; tính chất nguy hiểm của hành vi; mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Xử lý hành chính
Người thực hiện các hành vi lừa đảo nếu chiếm đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng); thì tùy vào tính chất của các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó; người vi phạm có thể chịu mức phạt như sau:
- Phạt từ 1 triệu – 2 triệu đồng khi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Ngoài ra; người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trách nhiệm hình sự
Người thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu chiếm đoạt số tiền trên 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) hoặc dưới 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng) nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Theo đó; các khung hình phạt được quy định như sau:
- Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Hình phạt bổ sung:
- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Bị lừa đảo qua mạng cần làm gì? “. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu thuộc các trường hợp sau:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, để cho họ nhầm tưởng và tự nguyện giao tài sản của mình. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm (trên cơ sở hợp đồng và sự tin tưởng nhân thân) của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.