Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?

bởi Hữu Duy
Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?

Sai sót, nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi người chúng ta. Khi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng chúng ta cũng thể chuyển nhầm. Tuy nhiên, một ngày thức dậy thì bỗng dưng tài khoản của chúng ta nhận được một khoản tiền chuyển nhầm. Vậy, khi đó cần phải làm gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?” qua bài viết sau đây nhé!

Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản

Khi nhận được tiền từ người lạ chuyển khoản bạn tuyệt đối không được rút ra tiêu dùng mà hãy lên báo với ngân hàng về giao dịch chuyển khoản lạ đó nếu số tài khoản đó là của người lạ, không phải là người mà bạn quen. Sau khi ngân hàng xác minh được người chuyển nhầm, họ sẽ nhờ bạn chuyển ngược lại số tiền bên kia chuyển nhầm, bạn chuyển lại là xong.

Do đó, khi nhận được một số tiền lớn chuyển vào tài khoản, các bạn không động đến nó. Nếu có người gửi nhầm thật họ sẽ chuyển khoản tiếp khoảng 2-3 lần với nội dung chuyển khoản là thông báo chuyển khoản nhầm kèm SĐT để mình liên lạc lại. Bạn có thể liên hệ để xác minh thông tin.

Tiếp theo, bạn ra ngân hàng thực hiện “Tra soát“. Nếu số tài khoản ngân hàng báo đúng với số tài khoản họ đã chuyển nhầm cho mình kèm thông tin khớp thì có thể xác nhận họ đúng là người chuyển nhầm, bạn hãy thực hiện chuyển khoản lại. Lưu ý: Không chuyển khoản sang số Tài khoản thứ 3 không rõ danh tính và nguồn gốc.

Nếu người chuyển nhầm là người quen, bạn có thể xác minh với họ và chuyển hoàn lại đơn giản hơn.

Cách xử lý khi chuyển tiền nhầm tài khoản

Khi chuyển tiền qua tài khoản, không ít các trường hợp chuyển nhầm do nhầm lẫn số tài khoản, bởi số tài khoản của các ngân hàng khác nhau, có dãy số ngắn thì dễ nhớ hơn dãy số dài. Chỉ cần nhập nhầm 1 chữ số đã sang tài khoản của người khác. Hơn nữa, nhiều trường hợp ngẫu nhiên, nhập sai số tài khoản nhưng vẫn hiện ra tên người dùng tương tự như tên người mà mình muốn chuyển khoản nên cũng dễ nhầm lẫn. Khi phát hiện ra chuyển khoản nhầm, bạn đọc cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Trường hợp chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng: 

Chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng được hiểu là tài khoản nhận đang cùng hệ thống với ngân hàng bạn gửi tiền. Ví dụ, bạn sử dụng ngân hàng VP Bank và gửi tiền nhầm sang chủ thẻ VP Bank. Vậy thì sẽ có các bước thực hiện như sau.

Bước 1: Kiểm tra và chụp ảnh lại giao dịch đã chuyển nhầm rồi đi đến chi nhánh ngân hàng bạn đang sử dụng.

Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.

Bước 3: Cung cấp các thông tin cá nhân và điền vào mẫu đơn khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu.

Bước 4: Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với người nhận và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.

Lưu ý: Thời gian nhận được tiền sẽ khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với người nhận.

Trường hợp chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng: 

Trong trường hợp bạn gửi nhầm tiền sang một tài khoản khác ngân hàng thì việc lấy lại tiền sẽ khó hơn, nhưng cơ hội là vẫn còn. Các thao tác làm việc với ngân hàng như sau:

Bước 1: Ngay sau khi phát hiện bị chuyển tiền nhầm tài khoản, bạn cầm theo chứng minh thư của mình tới ngân hàng mình đang sử dụng để giải quyết.

Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền cho người khác.

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát. Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng chủ quản chuyển nhầm để thông báo cho chủ tài khoản đó xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, với trường hợp này, thời gian nhận lại được tiền sẽ rất lâu bởi còn tùy thuộc vào mức độ làm việc của hai bên ngân hàng.

Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?
Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?

Chuyển tiền nhầm cho người khác có lấy lại được không?

Khoản 4 Điều 32 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Đối với Lệnh thanh toán sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ Người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không phải là thành viên gián tiếp thuộc đơn vị nhận lệnh, xử lý như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Quy định trên giải quyết các vấn đề đối với lệnh thanh toán bị sai các thông tin, người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh,… Do vậy, khi chuyển nhầm tài khoản, bạn hoàn toàn lấy lại được số tiền đã chuyển nhầm nếu thực hiện theo các bước sau:

  • Liên hệ ngay với ngân hàng và báo về sự cố này. Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng hoặc phòng giao dịch để làm giấy đề nghị ngân hàng hỗ trợ xử lý giao dịch chuyển nhầm.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin giao dịch. Các giấy tờ như căn cước công dân, thẻ ngân hàng, hóa đơn chuyển tiền, để ngân hàng rà soát giao dịch.
  • Giao dịch viên sẽ tra cứu và xác minh lại lịch sử giao dịch của khách hàng.
  • Nếu đúng là chuyển nhầm, ngân hàng sẽ tự động liên hệ lại với chủ tài khoản nhận tiền và yêu cầu trả lại số tiền đã được chuyển đó cho người gửi.
  • Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.

Lưu ý rằng, việc chuyển nhầm tiền là xuất phát lỗi từ phía bạn, do vậy bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, từ tốn, phối hợp với ngân hàng để bên ngân hàng có thể hỗ trợ theo cách tốt nhất. Với những số tiền nhỏ thì việc lấy lại số tiền trên thực tế là ít khả thi, với những số tiền trên 2 triệu đồng, có thể liên hệ với người nhận số tiền chuyển nhầm đó để trả lại, nếu không trả lại có thể bị khởi kiện ra Tòa.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề Bị người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm sao?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cần lưu ý điều gì không nên làm nếu có người chuyển nhầm cho mình?

Không nên chuyển hoàn cho người lạ khi không có bên thứ 3 làm chứng, không nên chuyển hoàn vào một tài khoản khác tài khoản đã chuyển cho bạn (thông thường khi nhận tiền liên ngân hàng bạn sẽ không biết được số tài khoản người gởi)
Việc không tự ý chuyển hoàn cho tài khoản lạ khi không có bên làm chứng là để tránh việc sau khi chuyển hoàn, bạn bị chủ số tiền khiếu kiện đòi chuyển, lúc này tình ngay lý gian, bạn có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.

Sử dụng tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có sao không?

Đối với hành vi người nhận được tiền chuyển khoản đã biết rõ tài sản của người khác nhưng cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì được coi là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Tùy vào giá trị tài sản chiếm giữ và tính chất của hành vi có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền với mức phạt cụ thể như sau:
– Người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép số tiền người khác chuyển nhầm.
– Phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng nếu chiếm giữ trái phép tài sản của người khác được quy định cụ thể theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ tại điểm e khoản 2 điều 15, có nêu rõ người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ có thể bị phạt hành chính từ 02 đến 05 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm