Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có rất nhiều trường hợp khi người lao động chuyển đơn vị làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội đã diễn ra tình trạng bị trùng bảo hiểm xã hội. Vậy câu hỏi đặt ra là khi người tham gia bảo hiểm xã hội bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi thắc mác của nhiều người dân Việt Nam hiện nay đang cần lời giải đáp.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  • Quyết định 1111/QĐ-BHXH Về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH
  •  Quyết định 505/QĐ-BHXH
  • Quyết định số 888/QĐ-BHXH 

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khác:

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội. Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sau đây gọi chung là người lao động.

Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?
Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào?

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về gộp sổ BHXH và hoàn trả sổ BHXH như sau:

Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.

Theo quy định tại văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH: Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.

Theo quy định tại khoản 2.5 Điều 2 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định hoàn trả là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.

Như vậy thông qua 03 quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào. Khi bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì người tham gia bảo hiểm xã hội cần phải làm thủ tục giảm trùng. Trong đó cơ quan BHXH sẽ thực hiện thực tục hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm xã hội trùng; và đồng thời thực hiện gộp bảo hiểm xã hội theo quy định tại Công văn 3663/BHXH-THU về hướng dẫn nghiệp vụ liên quan tới việc gộp sổ BHXH của người lao động có nhiều sổ cho người lao động.

Hồ sơ thủ tục giảm trùng bảo hiểm xã hội

Thủ tục hoàn trả tiền bảo hiểm xã hội:

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH theo Mẫu TK1-TS, kèm theo:

  • Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tất cả các sổ BHXH đối với người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau.
  • Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết. ( còn sống thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy tờ tùy thân của mình như: CMND, CCCD, Hộ chiếu để đối chiếu thông tin, …)
  • Trường hợp hoàn trả tiền đóng BHYT cho nhiều người trong cùng đối tượng, UBND xã, đại lý thu/nhà trường lập danh sách đề nghị hoàn trả theo Mẫu D03-TS gửi cơ quan BHXH.

 Sau đó tiến hành nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang tham gia bảo hiểm xã hội.

Thủ tục thực hiện gộp bảo hiểm xã hội:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
  • Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);

Và theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 31 Công văn số 2089/VBHN-BHXH quy định về địa điểm nộp hồ sơ gộp sổ BHXH như sau: Trường hợp gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:

  • Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
  • Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Bị trùng sổ bảo hiểm xã hội thì phải xử lý như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không? 

Theo quy định trên đối chiếu với trường hợp của bạn thì bìa sổ BHXH ở ngoài của bạn bị rách đây được coi là trường hợp được coi là bị hỏng bìa nên bạn không thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm. Tuy nhiên, quy định cụ thể trên đã được sửa đổi theo Quyết định 505/QĐ-BHXH nhưng khi sổ BHXH bị hỏng bạn vẫn có thể đề nghị cơ quan BHXH để cấp lại sổ BHXH khi bị rách bìa sổ.

Độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu tuổi?

Theo quy định trên đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động thì sẽ là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức không có quy định về độ tuổi tối thiểu.
Như vậy, pháp luật không quy định về độ tuổi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người chưa 18 tuổi có thể đóng bảo hiểm xã hội được không?

Hiện nay, luật bảo hiểm xã hội có quy định người tham gia bảo hiểm xã hội có thể theo 2 phương thức đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó người chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 15 tuổi trở lên vẫn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức đóng, phương thức đóng phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mình hoặc người đại diện.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm