Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024

bởi Anh
Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024

Tên họ của một người là thứ mà sẽ mang theo suốt cuộc đời. Khi đặt tên cho con thường những bậc làm cha mẹ đều có sự chuẩn bị cũng như xem xét kỹ lưỡng để con mình có một cái tên thật hay và ý nghĩa. Tuy nhiên cũng có những người đặt tên con một cách tự phát và sau đó vì những lý do cá nhân cần phải đổi lại những cái tên này. Vậy để đổi tên cho con khi đứa trẻ chưa tự làm chủ được hành vi của mình cần phải làm như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

Có được đổi tên con trong Giấy khai sinh vì không thích không?

Nhiều người khi đặt tên cho con xong thường còn lăn tăn và cảm giác không thích tên mà mình đã đặt. Trong trường hợp này mình có thể đổi tên cho con vì không thích không? Câu trả lời ở đây là hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc không được đổi tên cho con vì không thích hay thích.

Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 năm 2015, không có quy định cho phép đổi tên con chỉ vì không thích bởi các trường hợp được đổi tên gồm có:

– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

Do đó, lý do không thích tên của con không thuộc các trường hợp được phép đổi tên theo quy định của pháp luật.

Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024
Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024

>> Xem thêm Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online

Đổi tên cho con có phải làm lại giấy khai sinh không?

Việc đổi tên cho con thì phải làm thủ tục cải chính và sửa lại tên mới ở những giấy tờ liên quan nhưng chứng minh, căn cước hay giấy khai sinh. Điều này sẽ giúp cho những thông tin được cung cấp là đồng bộ và chính xác. Vậy làm thế nào để đổi tên trên giấy khai sinh?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong các giấy tờ hộ tịch như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn… khi có sai sót của công chức hộ tịch hoặc do người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Do đó, khi thay đổi tên, cá nhân cần làm thủ tục cải chính hộ tịch để chỉnh sửa tên mới trong giấy khai sinh. Thủ tục thực hiện như sau:

– Điều kiện: Thay đổi họ, tên, chữ đệm của người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó, với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần người đó đồng ý, thể hiện rõ trong Tờ khai.

– Giấy tờ gồm: Tờ khai cải chính giấy khai sinh (có mẫu của công chức tư pháp hộ tịch; bản chính giấy khai sinh để chỉnh sửa thông tin họ tên mới vào giấy khai sinh, các giấy tờ tài liệu liên quan nhằm chứng minh việc cải chính thông tin về họ tên trong giấy khai sinh.

– Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây nếu người thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh là người chưa đủ 14 tuổi và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây nếu người thay đổi họ, tên là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước.

– Thời gian giải quyết: Để công dân được giải quyết cải chính giấy khai sinh khi có thay đổi thông tin về họ và tên thì thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lên.

Trong trường hợp cần phải xác minh thêm các điều kiện để thực hiện cải chính giấy khai sinh thì thời gian giải quyết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.

– Lệ phí phải nộp: Với trường hợp cải chính thông tin trong giấy khai sinh, mức lệ phí do Hội đồng nhân dân các tỉnh tự quy định. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ được miễn lệ phí hộ tịch sẽ do Hội đòng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo Điều 6 Thông tư 85/2019/TT-BTC.

Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024
Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024

Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024

Khi đổi tên con có một thủ tục mà bạn cần thực hiện đó là phải có biên bản ghi nhận sự việc gia đình cùng họp bàn và được thông báo cũng như thảo luận về việc đổi tên con này. Hiện nay mẫu biên bản này khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo mẫu biên bản sau của chúng tôi:

>> Xem ngay: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ online

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [14.26 KB]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Biên bản họp gia đình đổi tên cho con 2024. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quyền thay đổi họ, tên của công dân như thế nào?

Quyền thay đổi họ, tên của công dân là một trong những quyền được bảo đảm và quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân Sự. Điều này cho phép người dân có quyền yêu cầu thay đổi họ, tên theo những điều kiện và trường hợp cụ thể. Quy định này quan trọng vì liên quan trực tiếp đến việc xác định danh tính và sự pháp nhân của cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng đề cập đến các quyền và trách nhiệm cần tuân theo khi yêu cầu thực hiện thay đổi này.
Căn cứ theo Điều 27 và Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
“Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”

Thay đổi họ tên của con cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ vào quy định theo Điều 27 và Điều 28 của Bộ Luật Dân sự 2015, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định, thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục thay đổi họ tên cho con. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 18 tuổi, việc thay đổi họ tên cho con cần có sự đồng ý từ cả bạn và mẹ của con, điều này phải được ghi rõ trong Tờ khai yêu cầu. Nếu con bạn từ 9 tuổi trở lên, cần có sự đồng ý từ phía con.
Về điều kiện thay đổi họ tên, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm