Hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra; ngay tại các nút giao nhau với đường sắt. Lí do của những vụ tai nạn này đa số do tâm lý chủ quan; của những người tham gia giao thông. Nhiều người dân hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về các biển báo cảnh báo nguy hiểm tại các nút giao nhau với đường sắt. Vậy ” biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt”?.
Câu hỏi: Chào luật sư, theo em quan sát được thì có rất nhiều người tham gia giao thông; vẫn chưa hiểu rõ về các biển báo nguy hiểm tại các nút giao nhau với đường sắt. Luật sư có thể cung cấp một số thông tin giúp em cũng như mọi người hiểu rõ hơn; về các loại biển báo này được không ạ?. Em cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quy tắc khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt
Điều 25 Luật Giao thông đường bộ quy định về quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; cầu đường bộ đi chung với đường sắt, cụ thể như sau:
– Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; cầu đường bộ đi chung với đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển; hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại; phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu; khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu; người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại; và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
– Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn; và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía; khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua; nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại; và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
– Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng; tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện; phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét; về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt; và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất; đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
– Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ; bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ thì nội dung này được quy định như sau:
– Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn; không có người điều khiển giao thông; đặt biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.
– Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau; như cầu đi chung, đặt một trong hai biển số W.210 hoặc W.211a;cho phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.
– Nơi đặt biển số W.211a, đặt thêm biển số W.242(a,b) “Nơi đường sắt giao nhau vuông góc với đường bộ”; đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m.
– Để chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện; đặt biển số W.211b “Giao nhau với đường tàu điện”. Chỉ cần thiết phải đặt biển này khi đường tàu điện không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.
Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn
– Số hiệu biển báo: W.210
– Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt có rào chắn
– Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao thông báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt; có rào chắn kín hay chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ; ở mỗi bên đường sắt và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn; là biển báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín; hay chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ ở mỗi bên đường sắt; và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
– Số hiệu biển báo: W.211a
– Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
– Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao nhau báo trước sắp đến chỗ giao nhau; giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.
Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn; không có người điều khiển giao thông; phải đặt biển số W.211a “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.
Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau; như cầu đi chung cũng phải cũng phải đặt một trong hai biển số W.210 hoặc W.211a; cho phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.
Nơi đặt biển số W.211a, phải đặt thêm biển số W.242(a,b); “Nơi đường sắt giao nhau vuông góc với đường bộ” đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m.
Biển báo số W.243 (a,b,c) “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”
Số hiệu biển báo: W.243b
· Tên biển báo: Đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc
Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao thông biểu thị sắp đi qua đoạn đường có đường sắt cắt qua; nếu ở nơi giao cắt với đường bộ không có người gác; mà trên mặt đường có biển báo “gần vạch tín hiệu của đường sắt giao nhau cùng mức”; thì phải đặt thêm kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc ở phía dưới biển báo “giao cắt với đường bộ của đường sắt không có người gác”. Kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc có ba loại. Đặt ở nơi cách giao nhau với đường sắt 100m.
Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức; không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn; phải đặt biển số W.243 “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ”.
Biển được đặt ở phía dưới biển số W.211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn ”. Báo hiệu đường sắt giao cắt không vuông góc với đường bộ; gồm có 3 biển: biển số W.243a đặt ở nơi cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 50 m; biển số W.243b và biển số W.243c đặt cách ray gần nhất nơi giao đường sắt 100 m và 150 m.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt ” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Bảo hộ logo độc quyền; Giải thể công ty; tạm ngừng công ty; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Đăng kí hộ kinh doanh; Đăng ký nhãn hiệu; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ quan nào cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy mời họp tổ dân phố
- Đất thổ cư có phải là đất ở không
Câu hỏi thường gặp
Người tham gia giao thông phải tuân thủ các nguyên tắc trên, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm một trong các hành vi sau đây:
– Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung;
– Điều khiển xe bánh xích, xe lu bánh sắt, các phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ giới hạn đi qua đường ngang mà không thông báo cho tổ chức quản lý đường ngang, không thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn.
Có những biển báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt như:
– Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn
– Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn
– Biển báo nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ