Trên thực tế, có nhiều trường hợp người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho con cái. Vậy liệu Bố mẹ không ghi tên con trong di chúc thì con có được hưởng thừa kế không? Có phải mọi trường hợp đứa con không có tên trong di chúc đó đều không được hưởng tài sản của bố mẹ để lại? Có đối tượng nào được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không? Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc là bao nhiêu? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Một số quy định về quyền thừa kế
Quyền thừa kế là gì?
Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.
Đối tượng của quyền thừa kế
Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Theo khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Con chưa thành niên
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “con chưa thành niên” của người để lại di sản. Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Tòa án thường xác định tuổi tại thời điểm mở thừa kế vì lúc này di chúc mới có hiệu lực; và việc di sản mới có thể được tiến hành.
Bên cạnh đó, con ở đây bao gồm cả con đẻ, con nuôi và con ngoài giá thú.
Vợ, chồng của người để lại di sản
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “vợ, chồng” của người để lại di sản. “Vợ, chồng” ở đây là vợ, chồng hợp pháp của người để lại di sản ở thời điểm mở thừa kế. Nếu người để lại di sản trước đó có vợ nhưng đã ly hôn và có người vợ mới cho đến lúc mất thì người vợ mới là người có thể có quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Cha, mẹ của người để lại di sản
Trong số những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có “cha, mẹ” của người để lại di sản. Cha, mẹ ở đây có thể là cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi đều được.
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Đối tượng cuối cùng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đó là “con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
“Mất khả năng lao động” là trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.
Bố mẹ không ghi tên con trong di chúc thì con có được hưởng thừa kế không?
Về nguyên tắc chỉ những người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ như trên đã nếu đó là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nghĩa là dù không được người chết cho hưởng thừa kế thì họ vẫn được hưởng.
Trong trường hợp của bạn, di chúc ghi chồng bạn là người hưởng thừa kế thì đương nhiên chồng bạn sẽ được hưởng. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định về đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì em trai chồngbạn năm nay 16 tuổi và hiện vẫn đang đi học. Do đó đây là người chưa thành niên thuộc đối tượng được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc theo Điểm a khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự 2015. Còn với chị chồng bạn thì là người đã thành niên không mất khả năng lao động nên sẽ không được hưởng thừa kế.
Em trai chồng bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Cụ thể bố mẹ chồng bạn có 3 người con và đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó sẽ lấy giá trị tài sản (căn nhà và mảnh đất) chia 3 và nhân với 2/3 sẽ ra tài sản mà em chồng bạn được thừa kế. Phần còn lại chồng bạn sẽ được hưởng. Nếu muốn lấy đất và căn nhà thì chồng bạn phải đưa giá trị tài sản thừa kế bằng tiền cho em bạn.
Em chồng hiện đang sống cùng gia đình bạn và mới 16 tuổi. Do đó hiện tại chồng bạn sẽ quản lý với số di sản đó và sau khi em chồng đã thành niên sẽ phải trao trả số tiền này cho em chồng bạn.
Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc
Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Tương tự, trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng nêu trên nhưng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bố mẹ không ghi tên con trong di chúc thì con có được hưởng thừa kế không?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ về hóa đơn điện tử của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Di chúc có cần các con ký không theo QĐ 2022?
- Cha mẹ không chia tài sản cho con có được hưởng thừa kế?
- Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế hay không theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo Điều 652 BLDS 2015 quy định về Thừa kế thế vị như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế thế vị chính là việc kế tiếp quyền thừa kế của những đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi bố mẹ của họ chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế là ông bà của người hưởng thừa kế.
Theo Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 thì:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.