Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh được không?

bởi Hữu Duy
Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn không có khả năng sinh con đã tiến hành nhận con nuôi. Tuy nhiên, một số trường hợp nhận con nuôi khi cha mẹ đẻ vẫn còn sống hay con nuôi đã có giấy khai sinh. Liệu có bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh được không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi 2010 

Cha mẹ của con sẽ được xác định như thế nào?

Theo Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng“. Như vậy, việc một đứa trẻ sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn hoàn toàn là con chung cả hai trong trường hợp cha mẹ thừa nhận đó là con chung của hai người. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các trường hợp, con được sinh ra lại nhưng lại không được thừa nhận đó là con chung; trong trường hợp này cha (mẹ) không muốn nhận con phải có những chứng cứ để chứng minh.

Có bổ sung thêm tên cha (mẹ) vào giấy khai sinh được không?

Không ít những đứa trẻ được làm giấy khai sinh rồi thì người cha (mẹ) mới tiến hành nhận lại con. Do đó, nếu người cha (mẹ) này được nhận lại con thì họ hoàn toàn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung tên người cha (mẹ) vào giấy khai sinh của con. Tuy nhiên, trước khi được bổ sung vào giấy khai sinh của con; cha (mẹ) cần phải tiến hành làm thủ tục nhận cha mẹ con.

Cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm tên cha (mẹ) vào giấy khai sinh

Tại Điều 27 Luật hộ tịch năm 2014, có quy định về thẩm quyền như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước“.

Do đó, cha (mẹ) phải tiến hành thủ tục đăng kí việc nhận cha mẹ con. Sau khi có quyết định nhận cha mẹ con, UBND cấp xã nơi bé được đăng kí khai sinh trước sẽ được ghi bổ sung phần khai sinh về cha (mẹ) trong sổ đăng kí khai sinh và bản chính giấy khai sinh của con.

Các giấy tờ cần thiết để đăng kí nhận cha, mẹ, con

Trước khi được bổ sung thêm tên vào phần giấy khai sinh của con thì cha (mẹ) cần tiến hành các thủ tục để nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ để đăng kí nhận cha, mẹ, con sẽ được nộp trực tiếp cho UBND cấp xã, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký việc thay đổi; cải chính; bổ sung hộ tịch theo mẫu quy định
  • Giấy Khai sinh bản gốc của người cần bổ sung hộ tịch
  • Văn bản thừa nhận là con chung của vợ chồng đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha (mẹ) trong giấy Khai sinh; phải có ít nhất hai người thân thích của hai bên cha; mẹ làm chứng.
  • Các bằng chứng; chứng cứ chứng minh quan hệ cha con bao gồm: phim ảnh; thư từ,… (nếu có); 
  • Văn bản xác nhận của các cơ quan y tế; các cơ quan giám định; các cơ quan khác có thẩm quyền ở trong; ngoài nước về việc xác nhận quan hệ cha con (nếu có); 
  • Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu đăng ký bổ sung hộ tịch (bản sao có chứng thực).

Thủ tục để bổ sung thêm tên cha (mẹ) vào giấy khai sinh

Bước 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi; cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định; giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch – Phòng Tư pháp cấp huyện.

Cha (mẹ) sẽ tiến hành các thủ tục cũng như hồ sơ đầy đủ các giấy tờ để tiến hành việc nhận lại con. Khi đã chuẩn bị xong hồ sơ thì sẽ trực tiếp nộp hồ sơ này cho UBND cấp xã nơi bé đã được làm khai sinh từ trước.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; nếu thấy việc thay đổi là có cơ sở; phù hợp với quy định của pháp luật dân sự; pháp luật có liên quan. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi; cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký khai sinh trước đây thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký khai sinh trước đây là Cơ quan đại diện thì UBND cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục khai sinh đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh
Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh

Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì:

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.

Có thể thấy, cha mẹ nuôi và con nuôi được pháp luật công nhận có quyền và nghĩa vụ đối với nhau như cha mẹ đẻ và con đẻ. Điều này được pháp luật công nhận và ghi trong các giấy tờ về hộ tịch. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định:

“3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.

Như vậy, sau khi nhận con nuôi thì vợ chồng bạn có thể thay đổi giấy khai sinh phần nội dung tên cha mẹ của cháu bé nếu có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi và có sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên. Việc thay đổi tên cha mẹ sẽ được thể hiện trên giấy khai sinh mới, giấy khai sinh cũ sẽ bị thu hồi và được ghi chú tại Sổ đăng ký khai sinh là cha mẹ nuôi.

Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ lên UBND xã/phường nơi người con đăng ký khai sinh, hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai (theo mẫu);

– Giấy khai sinh của con bản gốc;

– Quyết định được nhận nuôi con nuôi;

– Chứng minh thư hoặc thẻ CCCD và sổ hộ khẩu của người yêu cầu thay đổi.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Trên đây là tư vấn về “Bổ sung tên cha mẹ nuôi trong giấy khai sinh”. Nếu quý khách có nhu khác như đơn xác nhận độc thân mới nhất, hợp thức hóa lãnh sự, tra cứu quy hoạch xây dựng, soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo độc quyền, lập công ty,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Việc đăng kí bổ sung thêm tên cha (mẹ) vào giấy đăng khai sinh của con có mất phí không?

Lệ phí bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con theo quy định của pháp luật sẽ do từng HĐND tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương đó mà xác định mức thu lệ phí thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con sao cho phù hợp. Riêng đối với những người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; thì sẽ được miễn lệ phí.

Khi bổ sung thêm tên cha vào giấy khai sinh đã được làm từ trước thì có cần thay đổi họ của con đang mang sang họ của người cha?

Khi người cha có ý muốn được thêm tên của mình vào giấy khai sinh. Trong trường hợp này cần có đơn xin xác định quan hệ cha – con; sau đó cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ liên quan để gửi đến UBND cấp xã tiến hành xác nhận giấy tờ để tiến hành thủ tục thêm tên vào giấy khai sinh. Việc thêm tên cha vào giấy khai sinh không nhất thiết phải thay đổi họ mà con đang mang; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Điều kiện bổ sung tên cha trong Giấy Khai sinh là gì?

– Con được người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn của hai vợ chồng, đã được người vợ đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung.
– Con được sinh ra trong quá trình cha, mẹ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm