Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

bởi Thanh Loan
Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, nước và đất. Nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe con người như bệnh nghề nghiệp, bệnh về hô hấp, và các bệnh về da. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm suy giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng trong các hệ thống sinh thái và làm suy yếu sự phát triển của các loài. Nếu như bạn là người gây ra những hành vi này bạn sẽ bị xủ lý hành chính thậm chí là hình sự. Mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết “Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường” của LSX nhé!

Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường

Trách nhiệm bồi thường có thể bao gồm việc chi trả các khoản đền bù tài chính để khắc phục thiệt hại về sức khỏe, tài sản và môi trường, cũng như các biện pháp khác như phục hồi môi trường và ngăn chặn sự tái diễn của ô nhiễm. Quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí có thể khác nhau trong từng quốc gia hoặc khu vực và có thể được quy định trong các luật pháp và quy định về môi trường của địa phương.

Căn cứ Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt, hại về môi trường như sau:

  • Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái thông báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Trách nhiệm yêu cầu bồi thường và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái được quy định như sau:
  • Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên; tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái theo để nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự mình hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
ô nhiễm môi trường
ô nhiễm môi trường

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 113 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường có trách nhiệm như sau:

  • Tiếp nhận thông báo về việc môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, cơ quan tiếp nhận phải chuyển ngay thông báo và các tài liệu kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường để giải quyết.
  • Kiểm tra, xác minh thông tin, lập biên bản về các dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Biên bản phải có xác nhận của cán bộ xác minh, đại diện của dân cư nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp cơ quan giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
  • Xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
  • Tổ chức thu thập, thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường và yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể như sau:
  • Tổ chức thực hiện hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để thu thập dữ liệu, chứng cứ; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại; tính toán thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái;
  • Thành lập hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường theo quy định tại Điều 114 Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
  • Đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên kết quả tư vấn của hội đồng thẩm định dữ liệu, chứng cứ.
  • Thực hiện xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường trong trường hợp được tổ chức, cá nhân ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, quá trình khai thác tài nguyên, và hoạt động của con người. Sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong tăng cường ô nhiễm môi trường. Theo quy định của pháp luật, những chủ thể gây ra thiệt hại do ô nhiễm môi trường không khí phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, và đền bù tổn thất về cả mặt vật chất và tinh thần cho những cá nhân và tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mà họ gây ra.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bao gồm:

Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Các thiệt hại gây ra làm ô nhiễm môi trường không chỉ là những thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người mà trên thực tế nó còn bao gồm cả những thiệt hại về thiên nhiên, môi trường. Cụ thể là các thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và thiệt hại đối với môi trường sinh thái.
  • Thiệt hại do tài sản do bị xâm phạm, hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
  • Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại và các chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng, chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Thiệt hại về kinh tế hoặc các lợi ích về mặt thương mại.
  • Một số loại thiệt hại khác.
Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường.

Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất phong phú và đa dạng cụ thể như là:

  • Các hành vi vi phạm điều cấm được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ môi trường.
  • Các hành vi vi phạm về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi lại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  • Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên rừng, khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm.
  • Các hành vi vi phạm quy định bảo vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ nguồn đất; các quy định về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên…
  • Các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh công cộng như vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải; quy định về tiếng ồn, độ rung…
  • Các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển,…
  • Các hành vi vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm môi trường.

Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại trên thực tế xảy ra là kết quả của hành vi vi phạm pháp luật. Hiểu một cách khác thì hành vi vi phạm pháp luật là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại xảy ra. Trên thực tế, khi một thiệt hại về môi trường xảy ra, nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cụ thể như:

Trong trường hợp cả ba yếu tố này xảy ra đồng thời thì việc xác định thiệt hại sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Còn đối với trường hợp mà các hành vi gây ra thiệt hại ô nhiễm môi trường đã xảy ra từ rất lâu trước đó nhưng đến thời điểm thu thập chứng cứ thì thiệt hại đã không còn nghiêm trọng như lúc ban đầu nữa thì việc xác định mức thiệt hại chính xác cũng rất khó.

Thứ tư: Lỗi của người gây thiệt hại.

Theo Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.

Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp chủ thể là người thiệt hại có lỗi.

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường được giải quyết như thế nào?

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường không khí là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Nó được thiết lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định trách nhiệm dân sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra thiệt hại về môi trường, sức khỏe, tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức.

Căn cứ Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

  • Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:
  • Hòa giải;
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
  • Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện, theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.

Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định ra sao?

Trong nhiều trường hợp, người gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm pháp lý để bồi thường thiệt hại gây ra. Hình thức bồi thường có thể bao gồm chi trả tiền bồi thường, khắc phục môi trường, và sửa chữa hậu quả. Quy định và cơ chế bồi thường cụ thể có thể khác nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác và có thể được quy định trong các hợp đồng, luật pháp và quy định tương ứng của từng quốc gia.

Căn cứ Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định như sau:

  • Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:
  • Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
  • Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;
  • Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
  • Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;
  • Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
  • Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu của quý khách hàng về sử dụng dịch vụ liên quan tới tư vấn pháp lý. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường?

Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 164 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:
Các chủ thể là người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trong trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường có nhiều nguyên nhân chính, và đây là một số trong số những nguyên nhân quan trọng:
Hoạt động công nghiệp: Quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm sự cháy đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt, thải ra khí thải ô nhiễm không khí và chất thải công nghiệp. Ngoài ra, việc xử lý và xả thải không đúng cách từ các nhà máy, nhà máy điện, nhà máy hóa chất và các cơ sở công nghiệp khác cũng góp phần vào ô nhiễm môi trường.
Giao thông: Xe cộ chạy bằng động cơ đốt trong như ô tô, xe máy và các phương tiện giao thông công cộng thải ra khí thải ô nhiễm, bao gồm khí CO2, khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm khác. Ngoài ra, quá trình xây dựng và duy trì hạ tầng giao thông cũng gây ra sự tác động đến môi trường như sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn.
Nông nghiệp: Việc sử dụng quá mức các hợp chất hóa học này có thể gây ra ô nhiễm nước và đất, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và độc tố cho hệ thực vật và động vật.
Quá trình khai thác tài nguyên: Hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác than, dầu mỏ, quặng và đá cũng góp phần vào ô nhiễm môi trường. Quá trình khai thác này có thể làm suy giảm chất lượng đất, nước và không khí, đồng thời gây ra sự suy thoái môi trường tự nhiên và mất cân bằng sinh thái.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm