Chào Luật sư, tôi không đi làm ở công ty mà kinh doanh tự do. Tôi cũng muốn có khoản tiền để dành mỗi tháng để tiết kiệm nhưng không được. Tôi muốn tự đóng bảo hiểm xã hội thì có được không? Tôi có lên mạng tìm hiểu nhưng có quá nhiều luồng thông tin nên tôi không biết thông tin nào mới là đúng nhất. Nếu tôi muốn đóng BHXH thì theo quy định hiện nay cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn củav Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách Bảo hiểm do Bảo hiểm xã hội thực hiện là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, an sinh xã hội.
Mục đích chính của Bảo hiểm xã hội (“BHXH”) là đảm bảo khả năng bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị mất hoặc bị giảm sút do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, già yếu và tử vong. Cơ sở cho việc này là quỹ tài chính do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam được tổ chức và quản lý theo cách tiếp cận từ trên xuống và từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
1. Cấp Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Đối với các huyện, quận, phường, thành phố trực thuộc tỉnh thì cơ quan quản lý là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, phường, thành phố do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (VSI), một loại hình bảo hiểm xã hội do Chính phủ tổ chức, cho phép người tham gia làm việc trong khu vực phi chính thức có công việc và thu nhập không ổn định được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình cho kế hoạch nghỉ hưu. Tỷ lệ lao động Việt Nam tham gia VSI thấp. Nghiên cứu này nhằm xem xét thực trạng tham gia VSI của người lao động, cũng như nhận thức của họ về tầm nhìn và đánh giá VSI về các chính sách và việc sử dụng VSI.
Kết quả khảo sát với 293 người lao động, bao gồm 144 người tham gia VSI và 149 người không tham gia VSI, và phỏng vấn bán cấu trúc với 60 bên liên quan ở hai huyện ở miền Bắc Việt Nam cho thấy sự thiếu nhận thức về sự tồn tại của VSI ở những người không tham gia VSI và kiến thức hạn chế về Các chính sách của VSI giữa những người tham gia VSI.
Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người dân có nhu cầu mua bảo hiểm xã hội tự nguyện thì liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú) hoặc các đại lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT (UBND các xã, phường, thị trấn, Bưu điện) để được hướng dẫn thủ tục và lựa chọn mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với thu nhập của mình.
Như vậy, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi người đó cư trú.
Đồng thời tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định về nơi cư trú như sau:
“Điều 12. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”
Do đó, bạn có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện nơi bạn thường trú hoặc nơi tạm trú để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng và quyền lợi của bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
– Thứ nhất là, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, hằng tháng người lao động đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Trong đó, nhà nước có những chính sách hỗ trợ những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn mà có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tùy thuộc vào từng thời kì khác nhau mà nhà nước có mức hỗ trợ khác nhau.
Hiện nay, theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn:
+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau đây:
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng hằng tháng.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 03 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 06 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 12 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ giải thể công ty Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký giấy kết hôn cần thủ tục gì theo quy định?
- Thủ tục đăng ký kết hôn người nước ngoài như thế nào năm 2023?
- Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:
– Hưởng lương hưu hàng tháng;
– Nhận trợ cấp một lần;
– Trợ cấp mai táng;
– Trợ cấp tuất một lần;
– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
(1) Đóng hàng tháng;
(2) Đóng 03 tháng một lần;
(3) Đóng 06 tháng một lần;
(4) Đóng 12 tháng một lần;
(5) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
(6) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.