Sau khi thụ lý để giải quyết các tranh chấp, thì các hòa giải viên sẽ tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các bên tranh chấp giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề đang tranh chấp. Cơ sở của việc hòa giải là quyền tự định đoạt của các bên. Không ai, bằng bất kỳ hình thức nào có thể cưỡng ép, bắt buộc hai bên thỏa thuận với nhau giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Vậy Các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải có những quyền và nghĩa vụ gì ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?
- Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật
- Giải quyết tranh chấp thương mại là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
- Hòa giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Phân loại hòa giải thương mại
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật; phương thức hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp có thể chia làm 2 loại:
- Hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
- Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về hòa giải thương mại).
Các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải có những quyền và nghĩa vụ gì
Quyền và nghĩa vụ các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải được quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
Quyền của các bên tranh chấp
- Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;
- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của các bên tranh chấp
- Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
- Thi hành kết quả hòa giải thành;
- Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện ra sao?
Tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải như sau:
1. Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải được tiến hành theo quy định trên.
Hòa giải viên thương mại có được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại như sau:
1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hòa giải viên thương mại có nghĩa vụ không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Do đó, hòa giải viên thương mại vẫn được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đã tiến hành hòa giải trong trường hợp hai bên có thỏa thuận lựa chọn hòa giải viên đó làm trọng tài viên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải có những quyền và nghĩa vụ gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc liên quán đến vấn đề hóa đơn, hóa đơn điện tử hoặc muốn tham khảo cách nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục pháp lý tranh chấp chia đất hộ gia đình như thế nào?
- Mẫu đơn tranh chấp đường đi năm 2022
- Giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.
Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.