Dịch vụ giám định hàng hóa là hoạt động thương mại giúp đảm bảo chất lượng, tình trạng thực tế của hàng hóa đáp ứng được những tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe của thị trường. Để thực hiện được việc giám định hàng hóa đúng, chính xác cần có các thương nhân, giám định viên đáp ứng điều kiện pháp luật. Các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thường sẽ phải giao kết các hợp đồng dịch vụ giám định. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu về loại hợp đồng này thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Công ty tôi sắp tới định ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty may mặc. Để đảm bảo hàng nhập đầy đủ chất lượng, chúng tôi định tìm một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa để giám định những lô hàng may mặc trên. Vậy khi giao kết hợp đồng dịch vụ giám định hàng hóa thì quyền và nghĩa vụ của các bên là như thế nào? Mong luật sư tư vấn!”
Căn cứ pháp lý
Dịch vụ giám định là gì?
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Nội dung giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có giám định viên đủ tiêu chuẩn sau đây:
+ Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
+ Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
+ Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
– Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ giám định
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các quyền sau đây:
– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;
– Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có các nghĩa vụ sau đây:
– Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến dịch vụ giám định;
– Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng quy trình, phương pháp giám định;
– Cấp chứng thư giám định. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
– Trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các quyền sau đây:
– Yêu cầu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực hiện việc giám định theo nội dung đã thoả thuận;
– Yêu cầu giám định lại nếu có lý do chính đáng để cho rằng thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định không thực hiện đúng các yêu cầu của mình hoặc thực hiện giám định thiếu khách quan, trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định;
– Yêu cầu trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 266 của Luật thương mại 2005
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây:
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khi có yêu cầu;
– Trả thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác.
Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
– Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
– Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để khách hàng được hưởng tiền phạt, bồi thường thiệt hại nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định làm sai
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nội dung giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.