Gia công thương mại là hoạt động thương mại tận dụng sự hợp tác giữa các bên trong lao động sản xuất để thúc đẩy hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hóa. Đây là một hoạt động khá phổ biến hiện nay tại các doanh nghiệp sản xuất. Vậy quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về gia công thương mại là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua tình huống sau đây: “Xin chào luật sư! Xưởng may của nhà tôi chỉ là một xưởng may nhỏ trong huyện, tuy nhiên gần đây có một công ty may mặc lớn thấy được chất lượng hàng may của xưởng nhà tôi đã ngỏ ý hợp tác muốn xưởng may nhà tôi gia công cho họ một số lô hàng thủ công. Tôi muốn tìm hiểu các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ gia công thương mại là như thế nào? Mong được trả lời! Cảm ơn Luật sư nhiều!”
Căn cứ pháp lý
Gia công thương mại là gì?
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Hợp đồng gia công thương mại có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Về các hàng hóa được phép gia công thì hiện nay tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh. Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ gia công thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
– Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
– Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
– Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
– Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
– Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.
– Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.
– Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.
– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Thù lao gia công
– Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công. Sự đa dạng trọng hình thức thù lao được trả giúp việc thực hiện thanh toán hợp đồng giữa các bên được dễ dàng hơn khi bên nhận gia công nếu có nhu cầu có thể nhận thu lao bằng chính sản phẩm hay máy móc được gia công. Tuy nhiên điều này cũng tiềm ẩn rủi ro khi bên nhận gia công không có nhu cầu nhận thù lao bằng sản phẩm gia công nhưng bên đặt gia công lại cố tình không trả tiền mà bắt ép bên nhận gia công phải nhận sản phẩm gia công làm thù lao. Do đó để tránh tình trạng này khi giao kết hợp đồng cần có điều khoản nêu rõ về giá thù lao cũng như hình thức trả thù lao để tránh những mâu thuẫn có thể phát sinh
– Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó. Quy định này giúp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh làm kẽ hở cho những người có ý định nhập khẩu trái phép hàng hóa vào nước ta xong lại lấy danh nghĩa vì là để trả thù lao gia công nên không cần phải tuân thủ theo thù tục xuất nhập khẩu.
Chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Việc chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng gia công và phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao công nghệ. Thực hiện tốt, nghiêm chính được điều này sẽ giúp tránh phần nào những tranh chấp nảy sinh về chuyển giao công nghệ, nhất là khi vấn đề về sở hữu trí tuệ đang ngày càng được xã hội quan tâm.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Bên gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.