Khi nộp thuế thu nhập cá nhân thì người lao động có thể được hưởng giảm trừ gia cảnh nếu thuộc các trường hợp được giảm trừ gia cảnh. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân thì người lao động cần nắm được các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định, bởi nếu người lao động không kê khai thì sẽ không được giảm trừ. Dưới đây là các khoản giảm trừ gia cảnh mà người lao động cần biết 2023 của LSX, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì người lao động cần nắm được các khoản giảm trừ về thuế thu nhập cá nhân, đặc biệt là giảm trừ gia cảnh. Do đó, người lao động cần phải biết giảm trừ gia cảnh là gì và mình có được giảm trừ gia cảnh hay không, được giảm trừ bao nhiêu? Để nắm rõ hơn về giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Giảm trừ gia cảnh chính là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú (theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được xác định theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Các khoản giảm trừ gia cảnh
Để biết mình được giảm trừ gia cảnh bao nhiêu thì người lao động cần nắm được các khoản giảm trừ gia cảnh và mình thuộc khoản giảm trừ gia cảnh nào. Ngoài ra khi nắm được các khoản giảm trừ gia cảnh thì người lao động có thể đảm đảm quyền lợi của mình. Các khoản giảm trừ gia cảnh hiện nay bao gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Theo đó, giảm trừ gia cảnh sẽ bao gồm 02 phần:
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế;
– Giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc của người nộp thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh trong năm 2023 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, trên đây là các khoản giảm trừ gia cảnh và mức giảm trừ gia cảnh mà người lao động được hưởng.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Để quản lý và kiểm soát giảm trừ các khoản thuế thu nhập cá nhân thì việc thực hiện giảm trừ gia cảnh cần được thực hiện theo nguyên tắc quy định. Những nguyên tắc này sẽ giúp cơ quan thuế quản lý dễ dàng việc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc cũng như bản thân người nộp thuế. Dưới đây là những nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh mà người lao động cần nắm rõ.
Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có hướng dẫn việc thực hiện giảm trừ gia cảnh phải đảm bảo nguyên tắc như sau:
* Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:
– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập ở nhiều nơi thì tại một thời điểm nên lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
– Người nước ngoài giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế.
– Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
* Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Trường hợp người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
– Người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Như vậy, đối với mỗi khoản giảm trừ gia cảnh thì sẽ thực hiện giảm trừ gia cảnh theo nguyên tắc nêu trên.
Cách tính giảm trừ gia cảnh
Để tránh bị sai sót trong việc tính thuế thì người lao động cần biết cách tính thuế thu nhập cá nhân của mình, đặc biệt có giảm trừ gia cảnh. Giảm trừ gia cảnh là một khoản tiền tương đối lớn đối với người lao động, chính vì vậy cần phải tính toán thật kỹ để tránh bị thiệt thòi do có sai sót. Dưới đây là cách tính giảm trừ gia cảnh mà người lao động nên nắm được.
Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 đến nay như sau:
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (tức 132 triệu đồng/năm).
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc của người nộp thuế là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau.
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Như vậy, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế.
Một số mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có):
Mức thu nhập | Đối tượng | Mức giảm trừ gia cảnh |
Mức 1 | Không có người phụ thuộc | Trên 11 triệu đồng/tháng |
Mức 2 | Có 01 người phụ thuộc | Trên 15,4 triệu đồng/tháng |
Mức 3 | Có 02 người phụ thuộc | Trên 19,8 triệu đồng/tháng |
Mức 4 | Có 03 người phụ thuộc | Trên 24,2 triệu đồng/tháng |
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Các khoản giảm trừ gia cảnh mà người lao động cần biết 2023” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu gia hạn hợp đồng thuê nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định đối tượng sau được coi là người phụ thuộc trong đó có đối tượng bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động
Như vậy nếu bố, mẹ người nộp thuế thuộc trường hợp được giảm trừ gia cảnh thì phải thỏa mãn điều kiện:
– Đã hết tuổi lao động
– Hoặc không có khả năng lao động.
Căn cứ theo lộ trình tăng tuổi hưu của Bộ luật Lao động, thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng và của lao động nữ là 56 tuổi.
Như vậy, trong năm 2023, bố tròn 60 tuổi 9 tháng; mẹ tròn 56 tuổi được xem là hết độ tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1 triệu đồng thì được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế của người nộp thuế.
Điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:
(1) Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của chồng, con riêng của vợ, cụ thể gồm:
– Con dưới 18 tuổi (trường hợp này tính đủ theo tháng).
– Con từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
– Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập đó không vượt quá 01 triệu đồng.
(2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng đủ điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).
(3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha chồng, mẹ chồng (hoặc cha vợ, mẹ vợ); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2).
(4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện (theo quy định tại mục 3.2), bao gồm:
– Chị ruột, anh ruột, em ruột của người nộp thuế.
– Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
– Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của chị ruột, anh ruột, em ruột.
– Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.