Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, tháng 4 năm nay tôi bị tai nạn lao động và bắt đầu được nhận phụ cấp. Nhưng tôi không biết mình có phải đóng thuế cho trợ cấp tai nạn nghề nghiệp không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, thuế là một khoản thu bắt buộc vào ngân sách nhà nước, được pháp luật quy định rõ ràng với các tổ chức kinh tế và các thành viên trong xã hội. Vậy có phải trường hợp nào cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định 2022? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hiện nay, khái niệm thuế thu nhập cá nhân chưa được pháp luật định nghĩa cụ thể. Nhưng dựa theo các quy định của pháp luật, thông tư có liên quan thì có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người chịu thuế và thu nhập đó đã trừ các khoản giảm trừ cũng như các khoản miễn thuế.

Cá nhân thuộc đối tượng tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân phải nộp thuế theo quy định: Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo luật định phát sinh ở cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc thu nhập chỉ phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú được xác định là người có một trong các điều kiện sau:

  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên trong thời gian là một năm dương lịch; tính theo 12 tháng liên tục tính từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
  • Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam bao gồm những người có đăng ký thường trú, những người ở nhà thuê theo hợp đồng có thời hạn.

Phụ cấp tiền lương gì?

Phụ cấp lương là một cơ cấu trong thu nhập của người lao động, bao gồm các loại: phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lãnh đạo, phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp làm đêm…

Phụ cấp lương được trả hàng tháng; tính trên lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định hoặc tính trên lương cơ bản hoặc là một khoản cố định, tuỳ theo quy định của từng chế độ và đối tượng hưởng phụ cấp. Chế độ phụ cấp có thể được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp.

Chế độ phụ cấp lương?

Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cơ bản nhằm bù đắp những yếu tố chưa được tính đến hoặc tính đến chưa đầy đủ khi xác định tiền lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động. Chế độ phụ cấp lương của người lao động do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể vâ được cụ thể hóa trong các quy chế nội bộ của đơn vị như quy chế tiền lương, quy chế trả thưởng.

Phụ cấp lương là bộ phận cấu thành chế độ tiền lương của người lao động, có tác dụng bổ sung, hoàn thiện và hợp lí hơn tiền lương của người lao động. Ngoài việc bảo đảm công bằng, bình đẳng trong việc trả lương, phụ cấp lương còn có tảc dụng động viên, khuyến khích, thu hút người lao động làm việc ở những ngành nghề, địa bàn… khó khăn, góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách phân công lao động xã hội trong phạm vi ngành, địa phương và toàn quốc. Trong xu hướng cải cách tiền lương ở Việt Nam hiện nay, lấy tiền lương làm căn bản, bỏ dần các loại phụ cấp đi kèm thì phụ cấp đã được thu hẹp dần, đảm bảo ý nghĩa của tiền lương và trao quyền thực hiện cho người sử dụng lao động. Trước đây, Nhà nước can thiệp bằng việc định hướng các chế độ phụ cấp lương cho doanh nghiệp áp dụng nhằm bù đắp:

1) Yếu tố về điều kiện lao động bao gồm các công việc có tính nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

2) Yếu tố tính chất phức tạp của công việc;

3) Yếu tố điều kiện sinh hoạt; và

4) Yếu tố thu hút, khuyến khích lao động.

Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định 2022
Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định 2022

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp, trợ cấp, sau đây không phải tính thuế thu nhập cá nhân:

  • Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
  • Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
  • Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
  • Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
  • Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
  • Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
  • Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Như vậy Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định như trên bao gồm: Phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

  • Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; phụ cấp phục vụ đối với các lãnh đạo cấp cao; phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp.

Đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

  • Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có khác khoản thu sau:

  • Thu nhập từ kinh doanh;
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công, gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền); Các khoản phụ cấp, trợ cấp…
  • Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần…

Với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công bao gồm các khoản như trên được tính là đối tượng có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Cụ thể thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ:

  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
  • Các khoản giảm trừ gia cảnh (theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, giảm trừ với bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4, triệu đồng/tháng).

Từ quy định trên thấy được rằng người lao động làm việc có tổng thu nhập từ tiền lương, tiêng công trên 11 triệu đồng/tháng nếu không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN theo quy định 2022 “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; trích lục khai sinh bản gốc; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động?

Luật Lao Động quy định: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo đó, có thể xác định phụ cấp lương là một trong những nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, đây là khoản tiền nhằm bù đắp yếu tố chưa thuận lợi trong công việc như điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. Do đó các khoản phụ cấp NLĐ nhận sẽ khác nhau, tùy thuộc vào công việc bản thân đảm trách.
Cũng theo lẽ đó, người sử dụng lao động không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp lương cho tất cả người lao động nếu đánh giá vị trí công việc đó không cần phụ cấp lương.

Các loại phụ cấp lương trong doanh nghiệp?

– Phụ cấp chế độ phụ cấp nặng nhọc độc hại, nguy hiểm
– Phụ cấp trách nhiệm
– Phụ cấp thu hút
– Phụ cấp lưu động
– Phụ cấp chức vụ, chức danh
– Phụ cấp khu vực
– Các khoản phụ cấp khác

Phụ cấp có được tính vào lương tăng ca không?

Căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động thì phụ cấp lương được tính vào tiền lương tăng ca. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm