Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023

bởi Thanh Loan
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023

Trong xu thế phát triển nhanh chóng và dễ dàng của nền kinh tế toàn cầu, các công ty phải nỗ lực giành nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều vấn đề nảy sinh, đặc biệt là lợi nhuận và sự tồn tại của công ty. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tạo ra áp lực buộc các công ty phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ, đề ra các chiến lược quảng cáo. Để giảm cạnh tranh và tăng lợi nhuận ngắn hạn, các công ty có thể tìm cách liên kết với nhau thay vì cố gắng thích nghi và nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong tình hình mới. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023 ở bài viết dưới đây.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì?

Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Các loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Pháp luật của Liên minh Châu Âu và nhiều quốc gia khác có sự phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm: thỏa thuận theo chiều dọc và thỏa thuận theo chiều ngang. Trong đó:

Thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên thị trường liên quan. Nói cách khác, thỏa thuận theo chiều ngang thường diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ của nhau. Trong đó, nó bao gồm cả những thỏa thuận gây nguy hại nhất cho cạnh tranh và bị mặc nhiên cấm.

Thỏa thuận theo chiều dọc là các thỏa thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp. Thỏa thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau. Thỏa thuận này không tạo ra khả năng khống chế thị trường.

Pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt rõ ràng thỏa thuận theo chiều ngang hay chiều dọc, mà chỉ liệt kê các trường hợp có thể bị cấm tại Điều 8 Luật Cạnh tranh và các điều kiện xác định trường hợp thỏa thuận bị cấm tại Điều 9 Luật này.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau giữa các doanh nghiệp;

  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mặc nhiên cấm?

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Khoản 1, 2, 3 Điều 11 Luật này dẫn đến hậu quả là làm giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường vì vậy pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới đều mặc nhiên cấm mà không cần đánh giá tác động hay khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Nhưng những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này vẫn có thể hưởng miễn trừ nếu có lợi cho người tiêu dùng và đạt được điều kiện theo luật định.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối?

Các hành vi quy định tại Khoản 4, 5, 6 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018 là những hành vi bị cấm tuyệt đối, không kể doanh nghiệp thực hiện hành vi có cùng thị trường liên quan hay không. Sở dĩ những hành vi này bị cấm tuyệt đối là do hậu quả bất lợi của hành vi gây ra đối với môi trường cạnh tranh. Luật Cạnh tranh 2018 không tiếp cận kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ dựa vào tiêu chí thị phần như Luật cũ, mà kiểm soát hành vi trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện?

Ngoài những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn lại chỉ bị cấm khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường, lúc này pháp luật cạnh tranh mới cần phải can thiệp. Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định cụ thể tại Điều 13 của Luật Cạnh tranh năm 2018 và được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm