Hiện nay, việc người nước ngoài xin vía nhập cảnh vào Việt Nam rất nhiều và không phải là chuyện hiếm gặp. Pháp luật Việt Nam có quy định cho các đối tượng được cấp visa tại Việt Nam, tuỳ từng đối tượng mà có đối tượng được miễn visa. Sở hữu visa Việt Nam, người nước ngoài được phép nhập cảnh, xuất cảnh mà không bị cấm. Các trường hợp được miễn visa không nhiều. Vì vậy, sẽ thật may mắn nếu nằm trong danh sách các đối tượng được pháp luật miễn visa tại Việt Nam Trong bài viết này, Luật sư X sẽ liệt kê các trường hợp được miễn visa, bạn đọc đừng bỏ qua quyền lợi của mình nhé!
Visa là gì theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Visa hay thị thực là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, là giấy tờ thể hiện sự cho phép một cá nhân thực hiện xuất cảnh hoặc nhập cảnh tại quốc gia cấp thị thực.
Theo quy định khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì quy định thì VISA hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc mà một người phải có nếu muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác và ở lại đó trong một thời gian nhất định, bên cạnh việc miễn thị thực.
Mỗi quốc gia có điều kiện xin visa khác nhau, tại Việt Nam người nước ngoài muốn được cấp visa phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Được mời, bảo lãnh bởi cơ quan, tổ chức cá nhân tại Việt Nam theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
- Có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh trong các trường hợp sau:
- Giấy tờ chứng minh việc đầu tư với người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Giấy phép hành nghề với người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam.
- Giấy phép lao động với người nước ngoài vào lao động tại Việt Nam.
- Văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục với người nước ngoài vào học tập tại Việt Nam.
Có bao nhiêu loại visa hiện nay?
Hiện nay, có nhiều loại visa khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng nhập cảnh và lưu trú ở nước ngoài. Có 2 loại visa phổ biến hiện nay:
- Visa di dân: Loại visa dùng để nhập cảnh và cho phép định cư tại một quốc gia theo diện bảo lãnh như cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
- Visa không di dân: Đây là loại visa cho phép nhập cảnh vào một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy vào từng mục đích nhập cảnh mà sẽ chia ra thành các loại sau:
- Visa du lịch
- Visa công tác, làm việc
- Visa thương mại
- Visa học tập
- Visa lao động thời vụ
- Visa cấp cho các chương trình trao đổi
- Visa ngoại giao, chính trị
- Visa theo diện điều trị, chữa bệnh
Các trường hợp được miễn visa năm 2023
Việc miễn thị thực thường gắn với các hiệp định thương mại tự do hoặc thỏa thuận hợp tác giữa các bên. Cho đến nay đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ cấp thị thực cho người Việt Nam cư trú có thời hạn, bao gồm:
- Brunei miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 14 ngày.
- Cambodia miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Indonesia miễn Visa với thời gian tạm trú không quá 30 ngày (không được gia hạn thời gian tạm trú).
- Lào miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Philippines miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 21 ngày (áp dụng với các trường hợp hộ chiếu còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc sau đó tiếp tục đi nước khác).
- Singapore miễn Visa với thời hạn tạm trú dưới 30 ngày (áp dụng với các trường hợp có vé máy bay khứ hồi hoặc sau đó tiếp tục đi nước khác).
- Thái Lan miễn Visa với thời gian tạm trú dưới 30 ngày.
- Panama miễn Visa với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày.
- …
Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người nhập cảnh sẽ được miễn visa trong một số trường hợp như sau:
- Miễn visa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Miễn visa cho người sử dụng thẻ thường trú, thẻ thường trú theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Miễn visa cho người vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Miễn visa cho người nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Miễn visa theo quy định về đơn phương miễn thị thực (Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Miễn visa đối với các trường hợp người nhập cảnh có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và vợ, chồng, con của họ.
- Miễn visa đối với các trường hợp người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp nào thì được miễn phí về VISA?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư số 25/2021/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam quy định các trường hợp được miễn phí, lệ phí như sau:
Các trường hợp được miễn phí
- Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.
- Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.
- Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Miễn phí đối với trường hợp cấp thị thực, tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng không có khả năng tài chính và cơ quan đại diện của nước có công dân không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.
Việc xác định người nước ngoài vi phạm pháp luật và trong trường hợp này được xử lý miễn phí tại Việt Nam phải do tổ chức thu phí xem xét, quyết định từng trường hợp và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Hồ sơ miễn giấy phép lao động quy định 2023
- Năm 2023 hộ nghèo có được miễn án phí hay không?
- Năm 2023 hộ nghèo có được miễn án phí hay không?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến quyết toán thuế. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Các trường hợp được miễn visa năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về thành lập công ty Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 9 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định thủ tục cấp lại giấy miễn thị thực như sau:
Người bị mất, bị hỏng, hết hạn hoặc có nhu cầu điều chỉnh nội dung trong giấy miễn thị thực được cấp lại giấy miễn thị thực.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định cấp chứng nhận tạm trú như sau:
Người nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực được đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tạm trú 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh; nếu giấy miễn thị thực còn thời hạn dưới 06 tháng thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của giấy miễn thị thực.
Trường hợp nhập cảnh bằng giấy miễn thị thực có nhu cầu ở lại trên 06 tháng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải quyết gia hạn tạm trú không quá 06 tháng.
Theo Điều 11 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định gia hạn tạm trú như sau:
Người đề nghị gia hạn tạm trú nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hồ sơ gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tờ khai đề nghị gia hạn tạm trú;
c) Giấy miễn thị thực.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét gia hạn tạm trú.