Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo là gì?

bởi Anh
Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

Tất cả các lĩnh vực, các loại hình kinh doanh hiện nay đều cần đến hoạt động quảng cáo. Nó đã trở thành hoạt động phổ biến và phủ khắp các loại hình tiếp cận khác nhau. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo là những trường hợp nào? Chúng tôi sẽ làm rõ qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về điều kiện quảng cáo hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo như sau:

  • Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
  • Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
  • Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
  • Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
  • Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
  • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
  • Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
  • Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
  • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
  • Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
  • Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
  • Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
  • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
  • Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.

Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

Giấy phép quảng cáo là một giấy phép con được đặt ra đối với các tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng cáo cho những loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc diện phải xin xác nhận nội dung trước khi quảng cáo. Do đó, khi doanh nghiệp dự định quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa này cần phải xin giấy phép quảng cáo.

Các trường hợp sau đây sẽ phải xin giấy phép quảng cáo trước khi quảng cáo:

Các loại hàng hóa, dịch vụ này bao gồm:

– Quảng cáo thuốc

– Quảng cáo mỹ phẩm

– Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế

– Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ

– Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải

– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

– Quảng cáo trang thiết bị y tế

– Quảng cáo thực phẩm chức năng

– Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật

– Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y

– Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi

Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo
Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

Xin giấy phép quảng cáo khi quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn

Nếu doanh nghiệp đưa các nội dung, hình ảnh quảng cáo cho các sản phẩm lên bảng quảng cáo, băng rôn (bao gồm cả quảng cáo cho những sản phẩm không thuộc nhóm phải xin giấy xác nhận nội dung quảng cáo) thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xin giấy phép quảng cáo (thông báo) khi quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn phải được tiến hành trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.

Xin giấy phép khi xây dựng công trình quảng cáo

Việc xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đặt ra trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước, cụ thể như sau:

– Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;

– Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Khi xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

Việc xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện tại cơ nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương, thời gian giải quyết cấp phép là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Tóm lại, đáp án của câu hỏi khi nào cần xin giấy phép quảng cáo cụ thể như sau:

– Sản phẩm quảng cáo là hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

– Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn

– Khi xây dựng công trình quảng cáo

Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có phải xin phép hay không?

Căn cứ Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về việc cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:

– Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:

+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;

+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Như vậy, theo quy định trên trường hơp công ty của bạn muốn xây dựng biển quảng cáo ngoài trời mà có diện tính 20 mét vuông trở lên thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quang có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương của bạn nhé. Theo đó, các trường hợp còn lại cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền thì mới được quảng cáo.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tra cứu quy hoạch xây dựng ; tra cứu quy hoạch đất nhanh rẻ năm 2021; tra cứu quy hoạch đất tại Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi muốn xây dựng một biển hiệu quảng cáo ngoài trời thì có cần xin cấp phép không? Thủ tục của hoạt động này có phức tạp không? Tôi cảm ơn

Việc xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đặt ra trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước, cụ thể như sau:
– Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
– Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Khi xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Việc xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện tại cơ nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương, thời gian giải quyết cấp phép là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hiện tôi mới mở cơ sở kinh doanh thẩm mỹ và muốn quảng cáo bằng băng rôn. Nhưng nhiều người nói hoạt động quảng cáo bằng băng rôn cũng cần xin cấp phép. Vậy tôi cần làm gì trong trường hợp này?

Các trường hợp quảng cáo cần xin giấy phép bao gồm:
– Sản phẩm quảng cáo là hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
– Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn
– Khi xây dựng công trình quảng cáo

Tôi hiện đang xây dựng một biển quảng cáo 24m nhưng tôi có tìm hiểu thì biển quảng cáo trên 20m sẽ được coi là công trình quảng cáo và phải xin giấy phép. Luật sư cho tôi hỏi tôi có phải xin giấy phép không?

Việc xin giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đặt ra trong trường hợp doanh nghiệp xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước, cụ thể như sau:
– Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
– Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Trường hợp của bạn sẽ phải xin giấy phép.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm