Khi mua bán nhà đất thì một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là hợp đồng mua bán. Thông thường đối với những tài sản lớn như hợp đồng mua bán thì việc có hợp đồng là điều rất quan trọng. Hơn vậy, hợp đồng có được ghi nhận chính xác chính là cách giúp cho bạn đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình. Vậy làm thế nào để có thể ghi hợp đồng mua bán đất một cách chính xác. Mời bạn đón đọc bài viết “Cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết cho mình.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
Hợp đồng mua bán nhà đất là gì?
Khi mua bán những tài sản có giá trị thông thường người mua và người bán thường giao kết với nhau hợp đồng mua bán. Hợp đồng này cần tuân thủ theo những quy định mà pháp luật đặt ra cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên theo những gì mà hai bên đã thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán đất là loại giấy tờ phát sinh khi có giao dịch mua bán nhà ở, theo đó người bán và người mua cùng thỏa thuận và đưa ra các điều khoản hợp đồng và nghiêm chỉnh chấp hành theo.
Do đây là loại giấy tờ nhằm thực hiện chuyển giao tài sản lớn (nhà cửa) do đó cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và công chứng.
Cần phân biệt Hợp đồng mua bán nhà đất với Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát sinh khi giao dịch đất nền chứ không phải nhà ở như hợp đồng mua bán đất.
>> Xem thêm: Mẫu di chúc thừa kế
Cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào?
Hợp đồng mua bán nhà đất có rất nhiều dạng khác nhau. Nhưng khi điền mẫu hợp đồng mua bán nhà đất bạn cũng cần phải tuân thủ những quy định nhất định về hợp đồng. Vậy cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào? Hãy tham khảo thông tin đã được đính kèm của chúng tôi để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực
Đối với những hợp đồng mua bán tài sản có giá trị lớn như hợp đồng mua bán nhà đất thì bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực. Vậy hợp đồng mua bán nhà đất được quy định về điều khoản liên quan đến công chứng, chứng thực tại đâu?
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Theo các quy định trên, hợp đồng mua bán đất phải được lập thành văn bản và bắt buộc phải công chứng/chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy xác nhận công tác tại trường 2024
- Mẫu khai nhận di sản thừa kế 2024
- Quy định đổi con dấu cơ quan nhà nước 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì để công chứng hợp đồng mua bán đất, các bên tham gia hợp đồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:
(i) Bên chuyển nhượng:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn trong trường hợp đã kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với trường hợp chưa kết hôn)
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực nếu được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng.
(ii) Bên nhận chuyển nhượng:
– Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
(iii) về hợp đồng mua bán đất:
Các bên có thể soạn trước hợp đồng mua bán đất. Tuy nhiên, các bên có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để được cung cấp mẫu hợp đồng mua bán đất do tổ chức hành nghề công chứng soạn sẵn.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ sau:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
– Bản gốc Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đã cấp.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán đất
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán đất thì công chứng viên tiến hành kiểm tra hồ sơ:
– Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu các bên bổ sung hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Thực hiện công chứng mua bán đất
Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng mua bán đất soạn trước
– Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng mua bán đất:
+ Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp theo để tiến hành công chứng hợp đồng mua bán đất.
+ Nếu hợp đồng không đúng hoặc có vi phạm quy định của pháp luật thì công chứng viên yêu cầu các bên tham gia hợp đồng mua bán đất tiến hành sửa đổi nội dung, nếu các bên không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối không chứng hợp đồng mua bán đất đó.
Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng mua bán đất trước
– Các bên yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng mua bán đất theo sự thỏa thuận của các bên hoặc dùng mẫu hợp đồng mua bán đất mà tổ chức hành nghề công chứng đã soạn sẵn.
– Người yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán đất đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
– Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng mua bán đất, phải ký trước mặt công chứng viên.
– Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
– Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.