Thẻ Căn cước công dân gắn chíp đang được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩ quyền tích cực triển khai để mọi người dân được tiếp cận đến. Để giúp mọi người người dân thiết lập thiết bị nhận diện, xác định danh tính và là chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép mọi công dân tiếp cận nhiều dịch vụ đồi hỏi hàng loại giấy tờ khác nhau. Để tìm hiểu thêm cách sử dụng căn cước công dân gắn chíp hãy cùng Luật sư X tìm hiểu làm bài dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Căn cứ Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”
Tác dụng của mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp
- Mã QR được in ở mặt trước, phía góc phải trên cùng của thẻ CCCD gắn chíp, lưu thông tin về số CMND 9 số của công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, quê quán, địa chỉ…
- Với mã QR , bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh đều có thể quét được các thông tin như số chứng minh thư cũ, họ tên của người được cấp, do vậy công dân không cần xin giấy xác nhận số chứng minh thư cũ khi thực hiện những thủ tục hành chính có liên quan.
Cách sử dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp cho điện thoại sử dụng hệ điều hành Android
Đối với hệ điều hành Android bạn cần cài đặt những ứng dụng có chứng năng có thể quét được mã QR như Zalo, Google ống kính
Nếu bạn sử dụng phần mềm Zalo thì để có thể quét được mã QR bạn có thể làm như sau:
+) Đầu tiên bạn đăng nhập zalo bằng số điện thoại của mình
+) Sau đó bạn chọn hình mã QR trên thanh tìm kiếm
+) Tiếp đó bạn di chuyển camera đến mã QR của thẻ Căn cước công dân bạn cần quét
+) Cuối cùng, ngay lập tức điện thoạt bạn sẽ hiển thị thông tin cá nhân của thẻ Căn cước công dân đó. như số căn cước, ngày tháng năm sinh, họ và tên, giới tính, địa chỉ thường trú và cuối cùng là ngày cấp
Cách sử dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân gắn chíp cho điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS
Khác với hệ điều hành Android, hệ điều hành IOS đã tính hợp tính năng Quét mã QR trong camera nên khi sử dụng hệ điều hành này bạn không phải tải thêm phần mềm nào hỗ trợ để có thể quét mã QR. Nên bạn chỉ cần mở ứng dụng máy ảnh trong điện thoại, hướng camera đến phần mã QR trong thẻ Căn cước công dân mà bạn cần quét thì các thông tin như: số căn cước công dân, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú và ngày cấp thẻ căn cước công dân sẽ được hiện lên.
Không thấy thông tin Chứng minh nhân dân cũ khi quét mã QR code trên thẻ Căn cước công dân gắn chip thì phải làm sao?
Theo Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân như sau:
“Điều 12. Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân
1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.
Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có).
Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin.
Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Công dân có thể đăng ký cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân khi công dân có thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.”
Như vậy, trường hợp của bạn cần đăng ký để cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho bạn. Thời gian để giải quyết là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; anh có thế yêu cầu và đóng phí theo quy định để chuyển phát giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân tới địa chỉ nhà của mình.
Có quy định dùng Căn cước công dân gắn chip để rút tiền hay không?
Căn cứ tại Mục II Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mục tiêu Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2022:
- Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước… lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử.
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng các tính năng của chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân đối với các lĩnh vực tài chính, hoạt động ngân hàng (mở tài khoản, nhận biết khách hàng, thanh toán, cho vay, ví điện tử…) và một số lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội khác.
Như vậy, dự kiến là năm 2022 Chính phủ kỳ vọng về việc công dân gắn chip sẽ từng bước thay thế tích hợp vào các lĩnh vực, đặc biệt là đề án thực hiện việc rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip.
Có thể bạn quan tâm
- Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp là khi nào?
- Bao nhiêu tuổi được làm căn cước công dân gắn chip?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách sử dụng căn cước công dân gắn chíp”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục khai sinh online, căn cước công dân phải mặc áo gì, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế…, những thay đổi của họ sẽ được tích hợp, đồng bộ
Ví dụ: cá nhân có sở hữu thêm một bất động sản, hay mới kết hôn hoặc thay đổi chỗ ở… Tất cả những thông tin trên sẽ được tự động tích hợp vào thẻ CCCD bằng cách bổ sung dữ liệu trên Internet.
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi làm các giấy tờ thủ tục tại các cơ quan hành chính thì nay cũng được thay thế bằng mã số định danh cá nhân tích hợp trong CCCD gắn chip.
Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính … Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đâ
Theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.
Ngoài ra, thẻ CCCD gắn chip điện tử hoàn toàn không có việc định vị, theo dõi công dân. Việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.