Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

bởi Ngọc Gấm
Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Một trong những cách tính thuế mà bắt buộc bất kỳ hộ kinh doanh nhỏ lẻ nào tại Việt Nam cũng phải biết đó chính là cách tính thuế khoán. Đây là một trong những cách tính thuế đơn giản và không cần phải có kế toán quyết toán, giúp các hộ kinh doanh cá thể có thể tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh. Để giúp cho các hộ kinh doanh cá thể có thể cập nhật nhanh chóng cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào trong năm 2024, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi.

Thuế khoán được hiểu là gì?

Thuế khoán là gì? Là một phương pháp tính thuế dành cho các đối tượng không cần thực hiện quá đầy đủ thủ tục kế toán đối với cơ quan nhà nước tức dành cho các đối tượng có hồ sơ thuế đơn giản, không có sự phức tạp trong quá trình sinh lời. Hình thức này thường được áp dụng cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tại Việt Nam. Với hình thức này các chủ doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng mà không cần một nhân viên kế toán để phụ trách chuyên môn.

Theo quy định tại khoản 7,8,9 Điều 3 Nghị định 40/2021/TT-BTC quy định về thuế khoán như sau:

“7. Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

9. Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.”

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp hiện nay

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp hiện nay bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Đây là 02 loại thuế mà bất kỳ hộ kinh doanh nào cũng phải chịu kinh bước chân vào con đường kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay pháp luật quy định, nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tại Việt Nam có doanh thu trong 01 năm dưới 100 triệu thì không phải chịu 02 loại thuế này.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:

“3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể hiện nay được quy định rõ ràng trong Nghị định 40/2021/TT-BTC. Chính vì thế nếu bạn muốn biết cách tính thuế khoán hộ kinh doanh thì bạn có thể tham khảo cách tính tại Nghị định này hoặc gọi điện đến cơ quan thuế tại địa phương hộ gia đình đang tham gia để nhận được hướng dẫn chi tiết.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 40/2021/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế như sau:

“3. Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.”

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

Xác định doanh thu và mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể

Để có thể xác định được một các dễ dàng các khoản thu nhập nào dùng để tính thuế thì bạn cần biết được các loại doanh thu có thể pháp sinh ra thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Bởi theo quy định hiện nay doanh thu làm phát sinh thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng sẽ có những cách thức xác định khác nhau. Chính vì thế nếu không chắc chắn trong cách thức tính thuế, bạn nên liên hệ cơ quan thuế để được hướng dẫn chi tiết.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 40/2021/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế như sau:

“Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

1. Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế như sau:

“3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.”

Thông tin liên hệ:

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian nộp hồ sơ khai khoán?

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
– Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Căn cứ xác định thuế khoán tại Việt Nam?

Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
– Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
– Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
– Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
– Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế

Lập và duyệt Sổ bộ thuế khoán như thế nào?

– Chi cục Thuế căn cứ tài liệu xác định mức thuế khoán hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này và văn bản chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên (nếu có) để lập và duyệt Sổ bộ thuế trước ngày 15 tháng 01 hằng năm.
– Hằng tháng, căn cứ tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của hộ khoán (thay đổi hoạt động kinh doanh) hoặc do những thay đổi về chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu khoán và mức thuế khoán phải nộp, Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh, bổ sung và ban hành Thông báo điều chỉnh mức thuế khoán theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm