Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố đã công bố cấp độ dịch Covid-19, vì vậy người dân cần biết mình ở vùng dịch nào để có những kế hoạch ăn Tết phù hợp. Vậy làm thế nào để biết chính xác mình đang ở vùng dịch nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về chủ đề “Cách tra cứu để biết mình ở vùng dịch nào?” qua bài viết dưới đây:
Phân loại cấp độ dịch hiện nay
Phân loại 4 cấp độ dịch mới nhất của chính phủ như sau:
– Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
– Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
– Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
– Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Phạm vi đánh giá cấp độ dịch: Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỉ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỉ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỉ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Về xác định cấp độ dịch, Bộ Y tế hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch. Căn cứ vào Hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình dịch trên địa bàn, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trong trường hợp nâng cấp độ dịch thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, có sự chuẩn bị trước khi áp dụng.
Cách tra cứu để biết mình ở vùng dịch nào?
Cách tra cứu vùng dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh
Người dân có thể tự kiểm tra xem tổ dân phố nơi mình sinh sống thuộc vùng xanh, đỏ hay cam cùng số ca F0 trên bản đồ Covid-19.
Để kiểm tra, người dân có thể truy cập trang bando.tphcm.gov.vn/ogis. Trong phần giao diện chính, bản đồ hiển thị các thông tin về điểm xét nghiệm, vùng phong toả, điểm tiêm chủng, các thống kê, báo cáo…
Thông tin về “Bản đồ vùng xanh theo tổ dân phố” được đặt trong Menu mở rộng ở góc phải, bên trên màn hình.
Các tra cứu thông tin vùng xanh, đỏ trên bản đồ Covid-19 của TP. HCM.
Sau khi nhấn vào bản đồ vùng xanh, người dân chọn khu vực mình đang sống để tra cứu. Bản đồ cung cấp thông tin chi tiết về số ca nhiễm của các hộ gia đình theo từng tổ dân phố, phường, quận/huyện và thành phố Thủ Đức.
Trên bản đồ hiển thị 6 màu tương ứng: vùng xanh, vùng đỏ, vùng cận xanh, vùng vàng, vùng cam và khu vực đang cập nhật. Trong đó, tổ dân phố có 3 hộ trở lên đang là F0 sẽ nằm trong vùng đỏ. Vùng xanh là tổ dân phố không có ca F0 trong vòng 14 ngày. Vùng vàng (vùng nguy cơ) có một hộ F0 không tiếp xúc. Dữ liệu trên bản đồ được cập nhật liên tục.
Ngoài ra, bản đồ Covid-19 của TP. HCM cũng cung cấp thông tin về tổng số ca dương tính theo từng tổ dân phố đến phường, quận và toàn thành phố. Thông tin chi tiết về số ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong khu cách ly, bệnh viện; nơi phong toả cũng được hiển thị theo màu sắc, giao diện trực quan, dễ sử dụng.
Cách tra cứu vùng dịch ở các tỉnh thành khác
Tương tự như trên, người dân ở Hà Nội cũng có thể kiểm tra bằng cách truy cập bản đồ covidmaps.hanoi.gov.vn. Trên đây, thông tin về mức độ nguy cơ lây nhiễm theo màu của từng phường, quận. Số ca nhiễm cũng được cập nhật liên tục theo ngày.
Tương tự, tại một số tỉnh thành đang có diễn biến phức tạp về dịch bệnh như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ…, người dân cũng có thể truy cập bản đồ Covid-19 theo từng địa phương để xem khu vực mình đang sống nằm trong vùng nào. Tuỳ mỗi địa phương, màu sắc về nguy cơ lây nhiễm có thể được quy định khác nhau.
Về quê ăn Tết có phải test Covid trước không?
Hiện các địa phương không cấm người dân về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; nhưng mỗi địa phương vẫn áp dụng những quy định chống dịch khác nhau đối với người dân trở về quê đón Tết.
Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm (test nhanh, PCR), cách ly y tế gây khó dễ cho người dân trong quyết định về quê. Trong khi đó có không ít tỉnh lại nới lỏng, chào đón người dân về quê sum vầy đón Tết. Theo đó, người dân được yêu cầu khai báo y tế và đảm bảo 5K, khuyến khích thông thương hàng hoá…
Đồng thời, nhấn mạnh việc sinh hoạt, đi lại; giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K. Như vậy, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly với người về quê ăn Tết. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có cách làm “lỏng”, “chặt” khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Việt kiều về quê ăn tết cần chú ý những điều này
- Chồng không cho vợ về quê ngoại ăn tết bị phạt đến 10 triệu đồng
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Cách tra cứu để biết mình ở vùng dịch nào?“. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ Y tế, người dân không phải xét nghiệm khi đi lại mà chỉ xét nghiệm khi đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc vùng phong toả. Nếu đã tiêm đủ liều hoặc đã khỏi Covid-19 thì người dân chỉ bị xét nghiệm khi điều tra dịch tễ; hoặc đến từ tỉnh có dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ).
Hầu hết các địa phương đều tạo điều kiện thuận lợi cho người dân từ các nơi về quê ăn Tết nhưng khuyến cáo chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch. Tùy từng địa phương có những quy định khác nhau. Chẳng hạn, tỉnh Hưng Yên quy định: Người dân phải thực hiện khai báo y tế; tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi. Khi kết thúc cách ly, người dân phải tự test nhanh COVID-19 có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.
– Thưởng Tết
– Lương tháng 13
– 8 triệu NLĐ được nhận quà từ công đoàn với mức 300.000 đồng/người