Đơn xin thuyên chuyển công tác là một trong số những mẫu đơn được các viên chức, giáo viên, nhân viên của cơ quan doanh nghiệp sử dụng để gửi tới ban lãnh đạo. Đơn xin chuyển công tác dùng để nói về vấn đề thuyên chuyển công tác đến những đơn vị mới. Dưới đây là mẫu đơn xin chuyển công tác các bạn hãy cùng tham khảo và ứng dụng khi có nhu cầu.
Hầu hết khi bạn có nhu cầu chuyển công tác hay muốn đổi vị trí, bộ phận làm việc đều cần sử dụng mẫu đơn với đầy đủ các lý do cũng như thông tin cần thiết. Vì vậy hãy sử dụng biểu mẫu có sẵn hoặc tham khảo để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong công việc. Trong bài viết này, Luật sư X sẽ hướng dẫn bạn cách viết email xin điều chuyển công tác.
Đơn xin chuyển công tác dùng khi nào?
Đúng với cái tên ở trên thì đơn xin chuyển công tác được dùng khi người lao động muốn chủ động chuyển sang vị trí làm việc khác ở chi nhánh hay đơn vị, nơi làm việc khác của công ty. Thông thường mẫu đơn này được sử dụng cho những công ty lớn có nhiều chi nhánh hay các cơ quan nhà nước, đặc biệt là công chức, viên chức, người lao động trong các sở ban ngành sẽ sử dụng nhiều loại văn bản này.
Mẫu đơn xin chuyển công tác thường được dùng trong các trường hợp như:
Đối với nhân viên của cơ quan muốn chuyển sang bộ phận khác phù hợp với khả năng của bản thân cũng như phát triển sự nghiệp tốt nhất.
Những người lao động có nhu cầu chuyển tới làm việc tại các đơn vị hay chi nhánh gần nhà, để tiện cho việc chăm sóc gia đình và không mất thời gian đi lại nhiều.
Các thầy giáo, cô giáo có nhu cầu chuyển tới dạy tại một trường khác.
Công an, các công viên chức có nhu cầu chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh…
Cách điền nội dung đơn xin điều chuyển công tác
Khi viết đơn xin chuyển công tác, người viết đơn cần xác định chính xác công việc của mình cũng như địa chỉ công tác, gửi lời kính gửi đến cơ quan thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét cũng như quyết định cho nguyện vọng chuyển công tác.
Thông tin cá nhân, địa chỉ, hộ khẩu thường trú, nơi ở, đồng thời cần ghi rõ chuyên ngành đào tạo, kết quả đào tạo, hệ đào tạo cùng đơn vị cơ quan, bộ phận và chi nhánh công tác. Tất cả những vấn đề về quá trình công tác, làm việc của bản thân cần được trình bày rõ ràng. Về hoàn cảnh và lý do của bản thân liên quan đến việc muốn chuyển công tác cần được thể hiện chân thực khách quan nhất, bởi đây là yếu tố quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
Trong đơn xin chuyển công tác cũng không thể thiếu tên và địa chỉ cùng những thông tin liên quan đến công việc và vị trí muốn chuyển đến công tác. Trưởng các tổ chức hay cơ quan đủ thẩm quyền giải quyết có chữ ký vào đơn xin chuyển công tác nếu đồng ý duyệt.
Dù với bất cứ lý do gì cần chuyển công tác thì bạn cũng cần chuẩn bị cho mình lá đơn đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất. Đây cũng có thể là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công và được duyệt hay không của bạn.
Cách viết email xin điều chuyển công tác
- Tiêu đề ngắn ngọn, phản ánh đúng nội dung thư
Mỗi email bạn gửi cho đối tác đều phải có một tiêu đề cô đọng, súc tích và phải đảm bảo phản ánh đúng nội dung thư. Điều này sẽ giúp cho người nhận xác định được tầm quan trọng của email mà họ nhận được. Đánh dấu thư ở mức độ quan trọng không có nghĩa là email của bạn sẽ được chú ý nhiều hơn do ngày nay có quá nhiều người đang lạm dụng tính năng này, khiến cho hiệu quả của nó bị giảm sút đáng kể. - Chào hỏi đúng chuẩn
Ngày nay, nhiều người dường như đã bỏ qua hoàn toàn phần chào hỏi trong email. Tuy nhiên, một phần chào hỏi đúng chẩn sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được email này đang hướng tới ai, đặc biệt là trong trường hợp chuyển tiếp email hoặc trả lời tất cả.
Đồng thời, hãy tránh trả lời tất cả mọi người nếu như không phải ai trong đó cũng cần phải đọc email của bạn, cũng không nên chuyển tiếp email cho quá nhiều người khi không cần thiết. Mọi thông tin, mọi bước thực hiện với email đều phải được chọn lọc để hạn chế tối đa tình trạng quá tải email. - Đúng ngữ pháp, đúng chính tả
Tiếng lóng và các từ viết tắt trong giao tiếp đời thường ngày nay cũng xuất hiện khá nhiều trong email. Tuy nhiên, ngay cả khi đồng nghiệp và đối tác của bạn không có bất cứ điều gì phàn nàn, thì bạn cũng không nên sử dụng những từ này trong email. Email của bạn có thể được chuyển tiếp cho nhiều đối tác khác nhau hoặc quản lý cấp cao và những người này sẽ có ấn tượng không tốt và đánh giá bạn là người thiếu kỹ năng giao tiếp bằng văn bản cơ bản.
Cùng với đó, việc sử dụng sai ngữ pháp hay sai chính tả trong email sẽ chỉ cho đối tác thấy bạn là người cẩu thả, thiếu sự tỉ mỉ trong công việc. Do đó, hãy dành một vài phút xem thật kỹ lại email trước khi nhấn nút gửi nhé! Bạn cần tránh 7 cụm từ làm email công việc của bạn trở nên kém hiệu quả, có như vậy mới được đối tác đánh giá cao. - Chỉ tập trung vào những thông tin quan trọng
Tỏ ra hòa đồng, thân thiện trong email gửi đối tác là điều luôn được hoan ngênh; tuy nhiên, đừng tỏ ra là bạn đang tán gẫu với họ. Những thông tin quan trọng, cần thiết phải được đặt trên đầu email để đảm bảo người nhận chắc chắn sẽ đọc được. Trong nhiều trường hợp, nếu email của bạn quá dài, trên 1, 2 đoạn văn thì người nhận có thể sẽ không đọc hết toàn bộ. - Kết thúc email rõ ràng, cụ thể
Hãy kết thúc email một cách rõ ràng để khẳng định trên đây là tất cả những gì bạn muốn. Nếu bạn không đưa ra một lời kết cụ thể thì chưa chắc bạn đã nhận được phản hồi về những gì mà bạn mong muốn từ phía đối tác. Nếu như bạn muốn xin phép hoặc xin ý kiến, bạn cần nêu rõ điều này. Nếu như bạn cần email phản hồi trước ngày thứ 3, hãy khẳng định nó trong phần kết thúc.
Trên đây là 5 quy tắc viết email gửi đối tác bạn chắc chắn sẽ cần tới, cho dù viết email bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Khi kết hợp đủ cả 5 yếu tố này, bạn đang tự thể hiện mình là người có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản, am hiểu công nghệ, lịch sự và rất đáng tin cậy. Nhờ đó, tỷ lệ phản hồi từ đối tác cũng chắc chắn sẽ cao hơn.
Mẫu đơn xin chuyển đổi công tác
Một vài tips để bạn lưu ý khi làm đơn xin chuyển đổi vị trí công việc và được ban lãnh đạo chấp nhận phải kể đến như:
Về vị trí xin chuyển đổi công việc: phải phù hợp với năng lực bạn hiện có tránh tạo áp lực khiến bản thân bị trì trệ cũng như khiến phòng ban mới chuyển đến trở nên lộn xộn, khó vận hành.
Về thời điểm xin chuyển đổi công việc: trong thời điểm công ty đang hoạt động khó khăn, phòng ban bạn đang làm việc đang thiếu nhân lực; hoặc trong doanh nghiệp đang có một hoạt động quan trọng nào đó còn dang dở thì nên tránh đưa ra quyết định chuyển vị trí công việc vào thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến sự hoạt động của cả tổ chức.
Về hiệu suất làm việc của bản thân: luôn ổn định để đảm bảo được chuyển vị trí công việc. Bạn cũng cần thể hiện được những thành tựu xuất sắc mà mình đạt được, những đóng góp to lớn và có giá trị cho công ty hay hiệu suất làm việc ổn định của mình, hoàn thành KPI đặt ra trong đơn đề gửi ban lãnh đạo.
Tải mẫu đơn:
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Cách viết email xin điều chuyển công tác”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; xin hợp pháp hóa lãnh sự; xác nhận độc thân; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn xin chuyển đổi vị trí công việc năm 2022
- Quy định về việc sử dụng đất quốc phòng như thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Đơn xin chuyển công tác được sử dụng với ý nghĩa để trình bày lý do, nguyện vọng của bản thân cá nhân cho một vị trí công việc ở địa điểm mới sao cho mang đến sự thuận tiện và cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất. Vì vậy, mẫu đơn xin chuyển công tác có thể là yếu tố giúp bạn được trải nghiệm, thử sức mình trong môi trường làm việc phù hợp, chuyên nghiệp hơn. Đặc biệt, khi sử dụng mẫu đơn xin chuyển công tác này, bạn cũng sẽ dễ dàng để trình bày và có được sự chấp thuận của cấp trên, ban lãnh đạo công ty.
Điều chuyển tạm thời là hình thức điều chuyển không cần sự đồng ý của người bị điều chuyển nhưng không được cộng dồn quá 60 ngày trong 1 năm dương lịch. Nhân sự trong thời gian điều chuyển phải được thông báo trước tối thiểu 3 ngày làm việc và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Điều chuyển chính thức là hình thức điều chuyển nhân sự đến một công việc khác cố định, cần có sự đồng ý của người bị điều chuyển. Nhân sự phải được thông báo trước 7 ngày làm việc, được ký hợp đồng lao động mới và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.