Một trong những giấy tờ cần cung cấp khi người dân thực hiện các thủ tục về vấn đề hộ khẩu như thủ tục chuyển hộ khẩu, thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú,.. là phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA; mẫu phiếu này được sử dụng khi có thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu.
Vậy cách viết là như thế nào hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé
Căn cứ pháp lí
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho con mới sinh
Bước 1: Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
1. Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu; còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con; hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ. Trong một số trường hợp khác; có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm:
- Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố; (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi).
- Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường; (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)
- Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha, mẹ với con; (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)
2. Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)
3. Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Mẫu này có thể lấy tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu CT01.
Lưu ý:Các giấy tờ chuẩn bị để nộp nói trên không cần phải là bản chính (bản gốc) mà chỉ cần là bản sao (có chứng thực hoặc được cấp từ sổ gốc). Trường hợp nộp bản photo, scan, chụp lại thì phải kèm theo bản chính giấy tờ để công an đối chiếu.
Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)
– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.
– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01); đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
– Tối đa 7 ngày làm việc; người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn; trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.
– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.
Lưu ý:– Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.
– Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.
– Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.
Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu cho người thuê trọ
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu đối với người thuê nhà
Theo khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú, hồ sơ đăng ký hộ khẩu đối với người thuê nhà gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký hộ khẩu của chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký hộ khẩu theo quy định.
Thủ tục đăng ký hộ khẩu
Bước 1: Người đăng ký hộ khẩu nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Trong đó: Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu; cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định; cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu; và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký hộ khẩu; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu chung tham khảo:
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Cách viết phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các lĩnh vực tài chính – kế toán, hình sự, thừa kế, đất đai Luật bay flycam,… khi có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020:
“2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ ;và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con”.
Do đó, để đăng ký thường trú cho con thì chỉ cần cha mẹ đồng ý; và chủ hộ đồng ý cho nhập; và con bạn đã có giấy khai sinh là được; còn việc chưa có giấy đăng ký kết hôn thì không ảnh hưởng gì đến việc nhập hộ khẩu cho con.
Luật cư trú hiện hành không quy định thời hạn bao lâu kể từ khi trẻ sinh ra phải được đăng ký thường trú mà chỉ quy định trong thời hạn 12 tháng; kể từ ngày trẻ chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới cho trẻ.
Nếu quá thời hạn này mà không làm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)