Vào đầu năm 2021, anh D sau khi nhận thấy nhiều người có nhu cầu làm căn cước công dân gắn chíp, nên anh D đã lên mạng tìm mua con dấu giả, lập tài khoản mạng xã hội đăng tải nhận dịch vụ làm giả Căn cước công dân gắn chíp. Sau khí cơ quan công an khám xét nơi ở của anh D, cơ quan công an đã thu giữ được bốn bộ hồ sơ để làm giả Căn công dân gắn chip, bốn dấu chữ ký, một dấu tròn,… Từ vụ việc trên bị phát hiện, khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc về việc Căn cước công dân có làm giả được không. Để tìm hiểu thêm về việc Căn cước không dân có làm giả được không, hãy cùng Luật sư X theo dõi bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:
– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Giá trị pháp lý của căn cước công dân?
Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân có thể được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin liên quan. Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cũng có thể sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin đã có trên thẻ Căn cước công dân. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân, đảm bảo việc sử dụng hợp pháp, hợp lý và thuận tiện.
Căn cước công dân có làm giả được không?
So với thẻ CCCD mẫu cũ, điểm ưu việt lớn nhất của thẻ CCCD mẫu mới chính là có gắn chip.
Bộ Công an cho biết chip sử dụng trên thẻ CCCD tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chip có thực hiện ký số do vậy rất khó làm giả, đảm bảo độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch.
Cùng với đó, chip có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực đảm bảo chính xác. Nhờ vậy, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật, nhất là trong các giao dịch tài chính.
Khi đề xuất sử dụng CCCD có gắn chip, Bộ Công an đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip; phương án này được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, đảm bảo bảo mật trước khi đưa vào phát hành sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Cũng theo Bộ Công an, ngoài tính bảo mật, thẻ CCCD gắn chip có dung lượng lưu trữ lớn hơn so với CCCD mã vạch, có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. Khi thẻ CCCD tích hợp đầy đủ thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chip.
Vì vậy việc làm giả căn cước công dân dường như là không thể và nếu có thể sử dụng Căn cước công dân giả thì việc sử dụng Căn cước công dân giả sẽ rất khó qua mắt được cơ quan có thẩm quyền.
Quy định pháp luật về việc xử phạt khi làm giả thẻ căn cước công dân
– Về xử phạt hành chính hành vi làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả.
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả.
– Về xử lý hình sự hành vi làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người làm giả CMND/CCCD, sử dụng CMND/CCCD giả có thể bị truy cứu về các tội sau:
+) Người làm giả CMND/CCCD thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
+) Người sử dụng CMND/CCCD giả để thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 2 lần trở lên;
c) Làm từ 2 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 7 năm:
a) Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Có thể bạn quan tâm
- Đối với căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Ngày cấp căn cước công dân được ghi ở đâu trên thẻ?
- Thời gian trả thẻ căn cước công dân gắn chíp là khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Căn cước công dân có làm giả được không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn, đổi tên giấy khai sinh, đơn xin trích lục bản án ly hôn, Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn,… của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 27 Luật CCCD, thủ trưởng cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: Cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an, cơ quan quản lý CCCD của công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của công an cấp huyện.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân như hiện nay đang triển khai.
Như vậy, công an là lực lượng duy nhất có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục và cấp thẻ CCCD cho công dân.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.